Từ chiếc bánh Trung thu tiền triệu, mon men học đòi về giá

Trên xe bus, thấy thoáng bên đường một tiệm bánh trung thu lấp lánh trong khuôn viên siêu thị lộng lẫy. Lướt qua nhanh mà vẫn kịp đọc được dòng chữ “Cả tâm tình gửi trao.

Về nhà tra cứu mới biết đó là bánh trung thu của hiệu nào…

Thị trường đang tràn ngập bánh Trung thu dành cho đại gia. Quả thật, với giá thành cao ngất ngưởng tính bằng đơn vị tiền triệu như thế thì đúng “bánh trung thu không phải để ăn“, như tiêu đề một bài báo viết vậy.

Ở đây, giá cả thể hiện cho thái độ hết sức rõ ràng: đẳng cấp, sang trọng; nó đích thị đắt, đắt rành rành chứ không phải hơi đắt tí hay đắt vừa phải, quá mức đắt…

Cùng với lời đong đưa ‘cả tâm tình gửi trao‘, giá bánh trung thu không thuộc về những gì khách hàng nhận được mà nó chạm tới cách ta cảm nhận khi trả một giá như thế.

Giữ gìn sự chung thủy, trước sau như một, khi đưa ra giá chính xác ngay từ lần chào bán đầu tiên– e đó là nhiệm vụ không dễ tí nào cho cả người huấn luyện lẫn nhân viên trực tiếp đứng quầy.

‘Bánh thế nào?’, câu hỏi này cũng khó trả lời dứt khoát, thuyết phục khi ở ngoài bối cảnh cụ thể. So sánh với bánh trung thu giá vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc hơn nữa? Hoặc so với bánh trung thu giá bèo cho con nhà nghèo?

Mọi thứ chúng ta quyết định tạo ra, chúng ta căn cứ và cân nhắc về giá; cơ chừng, một giá thấp làm tăng thêm những phản hồi tiêu cực?

Giá, người ta bảo, thường là cơ chế phát tín hiệu, và nó vượt ra ngoài cũng như lớn lao hơn hẳn nội dung thuần túy.

Từ giá một sản phẩm hàng hóa, nghĩ tới quyền lực giá cả khi mình không được trả như mình đáng giá thế để rồi tự hỏi bản thân:

– Thiên hạ không biết giá của mình là gì?,

– Hiện tại, mình không thật đáng giá như mình tin tưởng lắm?

Điều chắc chắn, dù sự thật thế nào thì không nhất thiết cứ phải luôn mồm ‘giá mà‘…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top