Làm sao ly dị mà vẫn giữ được lòng tự trọng, chân giá trị và không hiềm tị?

Dù các nam thanh nữ tú khi quyết định đi đến hôn nhân với nhau đều mang theo lời thề nguyền, cam kết chắc chắn như đinh đóng cột rằng ‘chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta’ song, đáng buồn thay, thống kê cho thấy nhiều cặp vợ chồng lần đầu đã kết thúc quan hệ bằng thủ tục ly dị.

Một cách tiêu biểu, ly dị (divorce) là tiến trình rất lằng nhằng, hay xảy ra kiện tụng lôi thôi, nhất là khi còn có cả con cái.

Nếu cặp đôi không thể tiến triển rồi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong suốt đời sống hôn nhân, ly dị sẽ càng trở nên vô cùng khó khăn để họ vượt qua và hợp tác suốt giai đoạn làm thủ tục.

Điều này là sự thật đích thực khi cuộc ly dị gồm cả luật sư và thân chủ tham gia đấu tranh vì “tất cả những gì họ có thể thu được”. Trong kiểu dạng ly dị như thế, không ai chiến thắng cả.

Bố mẹ và con trẻ nói chung kết thúc trong nỗi giận dữ, đau đớn và tê tái về mặt cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy, ly dị thậm chí dễ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể lý nữa.

Là người hành nghề tâm lý, tôi chứng kiến sự tàn phá xảy ra khi ly dị trở thành một bãi chiến trường khủng khiếp.

May mắn thay, có một sự lựa chọn khác hẳn: ly dị mang tính hợp tác, được thiết kế để trợ giúp các gia đình ly dị trong cảm nhận về chân giá trị, phẩm giá và lòng tự trọng. Luật sư, khi tham gia giải quyết cuộc ly dị theo tinh thần hợp tác sẽ được huấn luyện tập trung vào trạng thái an lạc thân-tâm (well-being) của toàn thể gia đình.

Cụ thể, tiến trình trải qua một lọat cuộc gặp thân mật với sự tham gia của luật sư, thân chủ, chuyên gia hành nghề sức khỏe tâm thần (chẳng hạn, một nhà tâm lý học), và nếu cần thì thêm một chuyên gia tài chính. Lịch làm việc ưu tiên ở mỗi cuộc gặp nhắm tới hạn chế sự nổi lên của điều ‘bất ngờ’ nào đó. Các thân chủ trao đổi kỹ càng với luật sư trước khi hội họp đủ để họ biết rõ các vấn đề sẽ được thảo luận, cũng như có hiểu biết về luật pháp. Tất cả các bên tham gia đều được duyệt xét cách trình bày trước buổi gặp và mọi thương lượng đều tiến hành công khai với sự chứng kiến của thân chủ.

Cách tiếp cận hợp tác như thế tạo ra một bầu không khí truyền thông cởi mở và cộng tác ngõ hầu trợ giúp cho cặp vợ chồng định hình thỏa thuận ly dị phù hợp với các nhu cầu của gia đình. Một nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần– thành phần căn cốt của nhóm– sẽ cung cấp thông tin về sự phát triển của đứa trẻ và các vấn đề tồn tại trong gia đình đủ cho bố mẹ có quyết định lựa chọn tốt cho chính họ cũng như cho con cái mình. Nhóm làm việc luôn chú ý tập trung duy trì mục tiêu cả hai bên cùng thắng.

Thực tế, không phải cặp vợ chồng nào cũng sử dụng tiến trình này. Trong nhiều tình huống xuất hiện chuyện lạm dụng hoặc bạo lực gia đình, cặp vợ chồng khả năng cao là khó làm việc cùng nhau.

Tuy vậy, với những cặp vợ chồng yêu thương con cái họ thực sự và rất muốn định hình một kế hoạch do thật lòng quan tâm đến điều tốt đẹp nhất cho con cái mình thì tôi nghĩ, một sự hợp tác nêu trên là cách thức nên được thực hiện.

Sẽ không thừa khi nhắc nhở thêm rằng, ly dị thực tế có thể găm lại ít nhiều sang chấn mà không phải mọi đối tượng trong cuộc đều nhận thấy đủ đầy, sâu sắc.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top