Trải nghiệm khó khăn ngày Valentine: Hội chứng tan nát cõi lòng (2)

Vậy là Valentine trôi xong.

Không phải lúc nào cũng là ngày ngọt ngào và lãng mạn, với nhiều đối tượng mất người thương, đau đớn bởi cuộc chia tay hoặc chung chiêng bờ vực ly dị thì rõ ràng cái dịp lễ hội này là điều gì đó khác hẳn.

Học hỏi về Hội chứng Tan nát Cõi lòng (Broken Heart Syndrome: BHS) có thể giúp mình làm lành lặn vết thương tình ái và biết cách vượt qua nó trong những sự kiện niên lịch tương tự.

Các sự kiện về BHS

• Nỗi buồn thảm xúc cảm sâu xa không chỉ để lại dấu ấn nặng nề trong tâm trí mà nó còn gây tác động hết sức ghê gớm với thân xác ta nữa.

• Mức độ tan nát chìm ngập cõi lòng làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gia tăng huyết áp và nhịp tim cũng như là nguyên nhân tạo nên sự yếu ớt của cơ xương,…

• Stress từ nỗi buồn khốn khổ có thể chìm đầy cơ thể các nội tiết tố, nhất là Cortisol– gây cảm giác đau nhức, uất nghẹn nơi cổ họng.

• Cơn đau tim do thất tình, mất người yêu dễ tăng lên nguy cơ nhồi máu cơ tim (heart attack). Thực tế, nghiên cứu cho thấy, người có xu hướng mắc trầm cảm và vừa trải qua nỗi đau tình dễ tử vong gấp 5 lần so với đối tượng chỉ mắc mỗi trầm cảm hoặc bị bệnh tim thôi.

• Thuật ngữ y khoa diễn tả trạng thái trải nghiệm cảm xúc sâu sắc thuộc tâm trí hoặc thân thể được gọi là Stress bệnh Cơ tim (Stress Cardiomyopathy) hoặc Takotsubo Cardiomyopathy. Từ thông tục, dân dã: tan nát cõi lòng.

• Phụ nữ đau đớn vì BHS gấp 10 lần so với đàn ông.

Một số gợi ý ngăn ngừa tác hại của BHS

• Học cách kiểm soát bản thân. Tự mình chuẩn bị tránh khỏi những vắt ép của dịp lễ hội từ TV, đài phát thanh, mạng xã hội, trực tuyến và báo in. Hạn chế sự phơi nhiễm nếu thấy mình bị thu hút sự chú ý quá mức.

• Nhớ rằng không phải mỗi mình cảm thấy cô đơn, buồn tủi hoặc bất hạnh suốt dịp Valentine. Nhiều người cũng đang thầm đau đớn tương tự.

• Đừng nắm giữ, ôm ấp nỗi đau cảm xúc. Nghiên cứu chỉ ra, biểu đạt xúc cảm đa phần sẽ làm giảm đi rất nhiều các đáp ứng căng thẳng của cơ thể.

• Không nhất thiết đặt để hạn thời gian cho bản thân về nỗi đớn đau, thương tiếc, cũng đừng cho ai khác đặt để với mình. Thời gian chữa lành tổn thương tình ái là duy nhất khác biệt, phụ thuộc ở ta.

• Đảm bảo mình nhắm tới các nhu cầu thể lý. Êm ái, ấm áp và gần gũi có thể làm lành lặn. Nuôi dưỡng các cảm giác khác nữa– âm nhạc, mùi hương, thanh sắc– đừng quên nếm trải thế giới xung quanh.

• Chớ lờ đi các cơn đau kéo dài, dai dẳng. Thăm khám bác sĩ để chắc chắn là mình ổn về mặt thân thể.

• Ăn uống đủ đầy, lựa chọn thực phẩm lành mạnh giúp mình mạnh mẽ để vượt qua các giai đoạn khốn khổ.

• Tuân thủ giờ ngủ đều đặn. Nếu buộc phải dùng thuốc ngủ hoặc để điều chỉnh tâm trạng hay giúp quản lý tim mạch, đừng cảm thấy tội lỗi. Mình đang trải qua một giai đoạn căng thẳng tột độ.

• Một đối tượng tan nát cõi lòng dễ khiến thiên hạ cảm nhận tình trạng mắc kẹt, ngơ ngác. Hãy vận động. Ra khỏi giường. Tắm. Đi dạo. Phơi nắng.

• Nếu thấy mình yếu đuối, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các sự kiện hội hè gây xúc động. Điều đó không có nghĩa là tránh gặp hoàn toàn mọi người. Quyết định những cuộc kết nối xã hội nào có thể trợ giúp mình và ngược lại khiến mình mệt mỏi, phiền muộn…

• Đừng lãng quên khía cạnh tâm linh. Cầu nguyện, thậm chí, thiền định đem lại thoải mái cho một cõi lòng đang đớn đau vô cùng.

• Trên hết, nhớ cho: Một cõi lòng tan nát không có nghĩa là mình chẳng còn khả năng yêu thương nữa. Tại thời điểm này, mình đang được chữa lành. Nhắc nhở bản thân rằng hãy luôn cởi mở con tim khi một lần nữa, tình yêu hiện diện.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top