Truyền thông nước nhà tiếp tục truyền thống đăng tin bắng nhắng

Kể đôi chút tréo cẳng ngỗng lại quá dễ gây phản ứng lầm bầm dai dẳng khó cưỡng…

Trong thời buổi mọi thứ đều đắt đỏ, ai cũng rên rỉ ủ dột, giá cả tăng từ giấy vệ sinh đội đi thì cái tin Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới đích thị quả đắng khó nuốt trôi nổi, nói chi việc nâng niu, nhâm nhi thưởng thức để tự sướng âm ỉ.

Quen đồng loạt, dàn truyền thông chủ lực bắn tin cấp tập.

Đây là phát biểu của chính chuyên viên tổ chức NEF

Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.

Cũng may, ngay người dân quốc nội không phải ai cũng mơ ngủ suốt hoặc muốn được đưa ru êm ái trong cơn ảo mộng mê mải. Nhiều câu hỏi, phân tích, ý kiến phản biện khá thú vị.

Cơ bản, đây không phải hiện tượng mới xuất hiện lần đầu. Lối truyền thông tiếp tục truyền thống

Nếu hiểu đơn giản ‘niềm tin’ (belief) là ý tưởng hoặc nguyên tắc được đánh giá là sự thật, đúng đắn thì chúng ta đang chứng kiến thao tác tư duy mang tính định kiến xác nhận (confirmation bias); đây là nguyên nhân khiến chúng ta chú tâm nhiều hơn và ấn tống niềm tin lớn lao hơn vào các ý tưởng ủng hộ những niềm tin hiện tại của bản thân. Đó là việc chúng ta nhặt nhạnh hết sức trìu mến bằng chứng ngõ hầu nâng đỡ một dung lượng chúng ta tin tưởng và lờ đi bằng chứng khẳng định chống lại nó.

Bi hài thay, đó cũng là lý do tại sao chúng ta không tin tưởng khoa học, nghiêng về xu hướng thích truy cầu thông tin ủng hộ trên hành trình theo đuổi mục tiêu…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top