Chi phí phải trả càng đắt đỏ, lời khuyên càng có giá trị

Bất luận là lĩnh vực nào trong cuộc sống, có vẻ chúng ta hầu như rất thích nghe lời khuyên đắt giá.

Thực tế, có không ít người sẵn sàng trả tiền cho ai đó ngõ hầu hưởng lợi từ sự khôn ngoan của đối tượng. Bất luận chất lượng của lời khuyên ấy ra sao, đoan chắc đây là sự thật: việc người ta phải trả tiền để có nó, chứng tỏ nó rất đáng được xem xét, chú ý tới một cách thấu đáo.

Chí ít, nghiên cứu này cho thấy rằng chúng ta càng rất thích sử dụng lời khuyên mà mình phải bỏ tiền ra hơn là lời khuyên miễn phí, ngay cả nếu chẳng có sự khác biệt nào về chất lượng giữa hai nguồn.

Theo đó, sinh viên trả lời các câu hỏi về lịch sử Hoa Kỳ, và nhận một giải thưởng be bé bằng tiền mặt cho những câu trả lời đúng. Các sinh viên hoặc tùy chọn nhận lời khuyên cho những câu trả lời đúng, hoặc họ bị ấn buộc phải nhận lời khuyên. Đôi khi lời khuyên này miễn phí; lúc khác thì phải trả tiền với những sinh viên không giành được chiến thắng. Điều cơ bản ở đây, lời khuyên luôn luôn xuất phát một nguồn như nhau– sinh viên nhận được trong dạng thức câu trả lời đến từ một phiên dẫn dắt cho cùng một câu hỏi– vì vậy, chất lượng lời khuyên tuyệt không hề thay đổi, dù nó đưa ra miễn phí hay phải trả tiền.

Kết quả nghiên cứu phát hiện thấy, những người tham gia rất thích chọn loại lời khuyên mà họ phải trả tiền, hơn là lời khuyên được cho không, dù họ biết rõ ràng là lời khuyên cùng một chất lượng. Nghiên cứu cuối khẳng định, loại lời khuyên càng đắt tiền, càng được các sinh viên chọn lấy.

Nghiên cứu trên có thể lý giải bởi một hiện tượng mà trong lý thuyết ra quyết định hay được gọi là sự ngụy biện của chi phí chìm, đắt đỏ.

Đây là ước muốn của chúng ta nhằm bào chữa cho những đầu tư đã tiến hành từ quá khứ thông qua hành vi ứng xử trong hiện tại và tương lai (giờ thì hiểu tại sao đôi giày mắc tiền chúng ta mua cứ nằm mãi dưới ngăn kệ).

Với trường hợp lời khuyên nhủ, dường như chúng ta cảm thấy bị cưỡng bức phải dùng sự hướng dẫn, chỉ bày mà chúng ta đã trả tiền tốn kém mới có được. Và dường như, nó giải thích tại sao lắm lúc sự lừa lọc, lường gạt lại có tác động mạnh mẽ đến vậy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top