‘Con người- trọng tâm’: Lướt qua ba kỹ thuật trị liệu cơ bản

Chiều tối nay, tình cờ được mời xem rồi trao đổi với một bạn đang dựng phim tài liệu phản ánh tâm lý người già và cách giao tiếp trong gia đình trước thực trạng thuyên giảm sức chú ý, trí nhớ và năng lực tư duy,… của đối tượng.

Câu chuyện kỹ thuật phim ảnh và chia sẻ cảm nhận về thông điệp của nữ tác giả lần hồi dẫn tôi tới việc trình bày sơ lược cách tiếp cận Con người- trọng tâm…

Các kỹ thuật dùng trong trị liệu Con người- trọng tâm (person-centered therapy) thường được phân biệt so với việc áp dụng kỹ thuật ở các kiểu trị liệu khác: các kiểu trị liệu này chú mục tới điều gì đó thân chủ có thể làm xuyên suốt phiên trị liệu, còn kỹ thuật thực hiện trong trị liệu con người- trọng tâm do nhà trị liệu tiến hành nhằm kiến tạo nên một môi trường trợ giúp dễ dàng hơn cho tiến trình tự nhận thức (self-awareness).

Đặc thù có ba kỹ thuật trị liệu rất dễ bắt gặp theo cách tiếp cận con người- trọng tâm: trung thực; tôn trọng tích cực, vô điều kiện; và thấu cảm.

Trung thực (congruence)

Trung thực là chuyện nhà trị liệu chân thành và đáng tin hay không trong những gì nói và làm. Thông lệ, nếu nhà trị liệu đang nói một đằng song ngôn ngữ cơ thể phản ánh một nẻo thì các thân chủ nhận ra ngay và điều ấy có thể tác động tới sự tín nhiệm và cởi mở trong quan hệ trị liệu.

Ví dụ, một nhà trị liệu có thể nói “Tôi hiểu những gì cô đang nói và cách thức cô đang cảm nhận” đối với một thân chủ, nhưng lại có một cái nhìn dò hỏi trên khuôn mặt cô này. Thân chủ có thể nhìn thấy sự mập mờ í và cảm thấy không thoải mái với việc biểu đạt các cảm xúc từ thời điểm ấy trở đi.

Do đó, vai trò thiết yếu của các nhà trị liệu là nhận thức về ngôn ngữ cơ thể của bản thân và những gì họ đang nói đúng như sự tồn còn trong khoảnh khắc hiện tại. Nếu sự mập mờ nổi lên, nhà trị liệu cần có khả năng nhấn mạnh điều này với thân chủ.

Quay trở lại ví dụ nêu trên. Khi nhà trị liệu tuyên bố hiểu biết và có cái nhìn dò hỏi, nhà trị liệu lưu ý thân chủ nhìn không thoải mái sau bình luận về sự hiểu biết và tiến tới giải thích cho thân chủ tại sao và bằng cách nào mình hiểu về câu phát ngôn. Điều này làm thân chủ dễ chịu và bảo đảm tiếp tục duy trì sự tin tưởng.

Tôn trọng tích cực vô điều kiện (Unconditional positive regard)

Tôn trọng tích cực vô điều kiện thể hiện sự chấp nhận, tôn trọng và quan tâm tới thân chủ. Điều này không có nghĩa nhà trị liệu đồng ý với mọi điều thân chủ nói hay làm; tuy thế, nhà trị liệu nên nhìn thân chủ như người đang tiến hành những gì tốt nhất cô í có thể và bày tỏ mối quan tâm hơn là sự bất đồng với cô í. Tôn trọng tích cực vô điều kiện cho phép thân chủ biểu đạt cách thức họ đang suy tư mà không cảm thấy bị đánh giá, và khiến làm thuận lợi cho tiến trình trình thay đổi nhờ chỉ ra họ dễ dàng được chấp nhận.

Thấu cảm (Empathy)

Thấu cảm là kỹ năng nhà trị liệu Con người- trọng tâm dùng để chứng tỏ hiểu biết về các cảm xúc của thân chủ. Thấu cảm thì khác biệt với đồng cảm (sympathy) ở chỗ: đồng cảm thường được nhìn nhận như cảm xúc hối tiếc, lấy làm buồn cho thân chủ, trong khi thấu cảm chỉ ra sự hiểu biết và cho phép thân chủ cởi mở hơn.

Một ví dụ minh họa như dưới đây.

Thân chủ: Tôi cảm thấy như thể không có ai quan tâm đến mình hết và tôi hoàn toàn cô độc.

Đáp ứng thấu cảm: Vậy, lúc này cô đang cảm thấy cô độc và không có ai quan tâm tới cô cả.

Đáp ứng đồng cảm: Tôi lấy làm tiếc là cô cảm nhận theo cách ấy.

Wow. Chỉ là đôi dòng gõ xuống nhanh vội trước khi kết thúc một ngày.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top