Trạng thái loạn thần dưới cái nhìn của lý thuyết tâm lý học (2)

Cuộc trò chuyện xảy đến bên trong mối quan hệ cái tôi – đối tượng khách thể này cho phép đồ vật hóa các niềm tin mang tính loạn thần hoặc hoang tưởng (delusions) vốn nảy sinh trên sự lêu bêu của cá nhân mắc loạn thần đi ra khỏi suy nghĩ thông thường, nhằm hướng tới công nhận suy tư huyền ảo được kế thừa bởi một xác định về sự làm ra vẻ tồn tại của một hoặc nhiều bản dạng bên trong lĩnh vực tâm trí, mà cá nhân mắc loạn thần đánh giá là đang đối thoại với cái tôi.

Tự thân điều diễn bày này như một vết nứt vỡ trong tâm trí người mắc loạn thần. Khi lêu bêu với tâm trí bị nứt vỡ ấy, anh ta sẽ hiểu, có lẽ ngẫu nhiên thôi, một số lý giải hoặc các “trực giác” thấm nhuần trong những hoang tưởng mà anh ta biểu đạt. Những diễn bày như vậy cân bằng với phần đồ vật hóa và bị nứt gãy của tâm trí được dẫn dắt bởi các đánh giá thuộc về tiến trình loạn thần mà cá nhân trải nghiệm ngay lập tức.

Không có lý do nào để cho rằng một người mắc loạn thần có thể khách quan được trong tình huống này. Anh ta không có khoảng cách khách quan với các hiện tượng loạn thần như thế, anh ta không có nền tảng cơ bản để hiểu biết trải nghiệm, đa phần bởi vì những người khác bảo trải nghiệm của anh ta mấu chốt là không tồn tại, và đặc biệt dường như cưỡng bức cá nhân người mắc loạn thần để có thể tri nhận anh ta lành mạnh được. Mục tiêu vừa nêu có thể là điều bắt buộc, mang tính sai khiến đối với hầu hết những ai mắc tâm thần phân liệt (schizophrenics).

Một giả định về sự tự do ý chí (free-will) theo nghĩa thuộc suy tư tự định hướng và có dự tính giúp người mắc loạn thần kiến tạo, chí ít với đối tượng mắc tâm thần phân liệt dạng paranoid, những hoang tưởng kỳ cục và có hệ thống mà bất kỳ nhà lâm sàng nào đều có khả năng nhận ra mức độ cam go, ác liệt của chúng.

Những suy tư tỏ ý định tùy thích như thế có thể tăng cường thêm lập trường hoang tưởng là những nỗ lực ngõ hầu không những đưa đến việc tránh bị cô lập, ngược đãi mà còn thậm chí nghĩ về những hoang tưởng của người ta có thể kéo dài miên man sự hình thành quan niệm loạn thần. Đây như là kết quả của những gắng sức phát hiện ra một cách thức nhằm nhìn nhận chính suy tư của mình không thuộc diện loạn thần, và, như đã ngụ ý, hầu hết các cá nhân mắc loạn thần có thể được thúc đẩy bởi mục tiêu về sự lành mạnh.

Tuy nhiên, sẽ miên man loạn thần, và nhất là cứ hoang tưởng. Các ảo giác miêu tả những biểu tượng hoặc khái niệm bên trong tâm trí, thậm chí ngay cả chỉ thuộc phạm vi các ảo thanh là những từ ngữ như những biểu tượng mà cá nhân mắc loạn thần “nghe thấy” trong tâm trí của anh ta.

Cần phải xác quyết rằng loạn thần có thể được mô tả như một tiến trình mà tự nó là một thứ trải nghiệm chẳng hề dựa trên lý trí (theo bản năng) đang ảnh hưởng đến những cảm xúc trên các bình diện của cái ấy (the id), cái tôi (the ego) và cái siêu tôi (the superego).

Loạn thần có thể gợi mở về những bản năng, sự bóp méo lý trí, và tàn phá lương tri. Đây có thể là kết quả của loại trải nghiệm không chuẩn tắc của người mắc loạn thần, đối tượng cảm thấy và suy tư rằng những “người khác” ẩn nấp bên trong tâm trí anh ta được thức nhận như là thuộc về tất cả các khía cạnh của chính bản thân anh ta.

Như một vài cá nhân không loạn thần phân biệt ra, một sự thiếu vắng các ranh giới với những người khác, các ranh giới vốn được tri nhận là không hề tồn tại bên trong tâm trí của cá nhân mắc loạn thần là nguyên nhân làm cái tôi bị tan rã và có thể dẫn tới một trạng thái căng trương lực (catatonia) về cả khía cạnh cảm xúc lẫn tâm trí người ta.

Chính bởi lý do như vậy, cá nhân mắc loạn thần có thể bị tác động vô cùng bất lợi từ các tiến trình loạn thần vượt thoát khỏi việc suy tư mang tính phân tích, có lẽ tồn tại riêng biệt, không thể và sẽ không bị giảm giá trị, gièm pha hay nói xấu được đâu.

[chưa hết]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top