Bài báo tâm lý học và sách văn chương

Tối qua, đi nghe buổi giới thiệu tiểu thuyết vừa mới in của nhà xuất bản Nhã Nam.

Liệu chỉ với hai dòng trích dẫn bắt mắt thế này bạn sẽ tìm mua ngay để đọc chứ?

Tôi chỉ thích đọc, viết và làm tình. Vì thế với tôi một căn hộ nhỏ là đủ để sống, với điều kiện nó có một giá sách, một máy vi tính và một cái giường.

Giời ạ. Vấn đề không phải ở chuyện đam mê sách vở hay sex, điều gợi ra rõ ràng là một cuốn sách tốt nên khởi đầu với dự tính chia sẻ, nói ra điều gì đó.

Mà có lẽ, một trích dẫn từ cuốn sách hư cấu văn chương cơ chừng ngay cả nếu nó minh hoạt thật tuyệt vời khi một bức ảnh không thể hiện được thì dẫu thế, chắc chắn rằng chẳng điều chi trong tác phẩm hư cấu so sánh nổi với một bài báo có bình duyệt, tham chiếu trên tạp chí Tâm lý học. Ngay cả từ “hư cấu” (“fiction”) đã bị tung hê rồi; nó mang nghĩa điều gì đó tạo dựng, bịa đặt.

Quan điểm này vẫn còn được lưu giữ rộng rãi. Song nó sai. Kể chuyện hư cấu không phải là tập hợp các quan sát để mà tập trung dò tìm sự thiếu hụt trong độ tin cậy và độ hiệu lực; nó là một sự bắt chước (simulation). Kể chuyện là dạng thức đầu tiên của sự bắt chước, người ta không khởi sự nó trên máy tính mà trong tâm trí mình. Nó là một dạng bắt chước tạo điều kiện cho chúng ta bước vào các bối cảnh xã hội mà trước đây có thể mình chưa từng biết đến bao giờ.

Nói theo ý Aristotle trong cuốn “Thi pháp học”, sử gia nói về những gì đã và đang xảy ra, còn thi sĩ lại nói về điều có thể xảy đến.

Dù điều Aristotle nói về sử gia, vận dụng trong thời hiện đại có thể ông nói tới nhà tâm lý học thực nghiệm chuyên báo cáo những gì xảy ra trong một nghiên cứu tâm lý; còn khi Aristotle nói về thi sĩ, ngày nay ông dự báo trước về nhà văn viết truyện hư cấu.

Vì thế, khi bước vào một cuốn sách, bộ phim, vở kịch, hoặc một thế giới hư cấu của những gì có thể xảy đến, chúng ta đặt để sang bên các mối quan tâm tức thời. Thường chúng ta thể hiện các mối quan tâm của một nhân vật chính. Luôn luôn chúng ta bước vào một thế giới mà nó cơ chừng khác biệt với thế giới riêng của bản thân. Trong một thế giới kể chuyện, trần thuật, chúng ta có thể so sánh các phản ứng, suy tư, cảm xúc của mình với những nhân vật trong câu chuyện. Nhờ thế, chúng ta có thể biết nhiều hơn về chính bản thân mình và về những người khác.

[Tạm thế đã; sẽ gõ tiếp sau, khi thuận tiện. Thông cảm].

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top