Cách tiếp cận Trị liệu Nhân văn về Loạn thần

Thường nhiều người vẫn cho rằng loạn thần hoặc cụ thể như Tâm thần phân liệt (Schizophrenia, TTPL) thì không thể thuyên giảm, vợi bớt đi được, ngay cả nếu có can thiệp bằng trị liệu tâm lý đi nữa.

Trong bài này muốn chỉ ra rằng ngược lại, đấy là điều mà trị liệu, đặc thù như cách tiếp cận của Nhân văn, có thể hữu ích đối với cá nhân mắc loạn thần; song, có lẽ, nhà trị liệu sẽ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cách trường phái này áp dụng vào các vấn đề liên quan đến loạn thần.

Dù ý kiến hiện vẫn còn thịnh hành trong xã hội chúng ta là TTPL không đáp ứng với tâm lý trị liệu, lần nữa, cần khẳng định ở đây bất kỳ nhà trị liệu nào cũng có thể quan hệ với cá nhân mắc loạn thần, và, nếu trị liệu không thành công thì sự thất bại này cơ chừng khởi từ các phẩm chất của chính nhà trị liệu chứ chẳng phải xuất phát bởi đối tượng mắc loạn thần.

Carl Rogers tạo nên lối làm việc với người mắc loạn thần như sự biểu tỏ cho các khái niệm “lý thuyết Nhân văn” và “trị liệu Con người- trọng tâm”. Cách tiếp cận lý thuyết này dựa trên nhiều ý tưởng rất quan yếu phải được thấu hiểu.

Đầu tiên, “các điều kiện xứng đáng” (“conditions of worth”) và “xu hướng hiện thực hóa” (“the actualizing tendency”). Rogers khẳng định, xã hội áp chúng ta vào các “điều kiện xứng đáng”; nghĩa là, chúng ta phải hành xử theo một số cách thức đặng nhận được các sự tưởng thưởng, và chấp nhận các sự tưởng thưởng này hàm ý chúng ta xứng đáng nếu ứng xử theo các cách thức chấp nhận được. Một ví dụ chẳng hạn, trong xã hội, chúng ta được khen thưởng bằng tiền khi mình làm việc ăn lương, tính công sá.

Trong đời sống của đối tượng mắc TTPL, các điều kiện xứng đáng nêu trên dính dáng với các hành động bêu xấu. Các cá nhân mắc loạn thần, chẳng hề cố ý, không thể hành xử theo các cách thức làm nảy sinh sự tưởng thưởng được. Có lẽ một số người tin rằng, đối tượng mắc TTPL là các động vật ăn bám vào xã hội. Lối đánh giá về sự xứng đáng như thế chỉ tổ làm tăng thêm nỗi đau đớn cùng cực hơn cho họ mà thôi; các cá nhân bị bệnh tâm thần và mắc loạn thần thực tế phải chịu đựng hết sức khốn nhục trong mọi khía cạnh xã hội, cá nhân và tài chính.

Sự bất mãn, tuyệt không tán đồng của Carl Rogers về các điều kiện xứng đáng, thậm chí thực tế, ông còn tin rằng con người và các sinh thể khác nỗ lực đạt tới sự toàn mãn các tiềm năng họ có. Phấn đấu, gắng sức này được Carl Roger định danh bằng thuật ngữ “khuynh hướng hiện thực hóa” và “thúc ép ở đời” (“force of life”). Khía cạnh tiến triển mang tính khuyến khích này là động cơ của mọi hình thức sống nhằm phát huy tối đa mọi tiềm năng riêng có. Rogers tin, bệnh tâm thần phản ánh sự bóp méo, xuyên tạc khuynh hướng hiện thực hóa, dựa trên các điều kiện xứng đáng lầm lạc, sai trái. Rõ ràng, người mắc loạn thần giải quyết các điều kiện xứng đáng hết sức tiêu cực, đầy thiên lệch, xiêu vẹo.

Bằng chứng xác thực là bệnh tâm thần có thể nhiều thành tựu trên đời hơn nếu thiên hạ không áp dụng các điều sỉ nhục, bêu xấu họ. Bệnh tâm thần làm cho đối tượng bận tâm vào chuyện tự phỉ báng, bôi bác và cấu xé chính mình đến mức tàn phá cực độ trạng thái bản ngã.

Bạo lực tâm lý nhắm vào bệnh tâm thần được hỗ trợ bởi các cá nhân không mắc rối loạn. Kiểu tự lăng mạ bản thân của các cá nhân mắc loạn thần sẽ chắc chắn giảm thiểu đi hẳn nếu việc xem là vô dụng, một cái gì xa lạ với chuẩn tắc khi mắc bệnh tâm thần không hề được củng cố, xiển dương.

Bất chấp quan điểm phổ biến rằng sử dụng tâm lý trị liệu sẽ thất bại với các cá nhân mắc loạn thần, lý thuyết và cách trị liệu từ bi của Rogers lại tuyệt chưa hề giả định nó không làm nên cơm cháo gì với bệnh tâm thần.

Các thành phần căn bản trong cách tiếp cận tâm lý trị liệu của Rogers bao gồm sự tôn trọng tích cực vô điều kiện (unconditional positive regard), thấu cảm xác đáng (accurate empathy) và chân thành (genuineness).

Ba thành phần này được xem là phẩm chất cần thiết của nhà trị liệu thể hiện trong quan hệ với thân chủ theo quan niệm của trị liệu Nhân văn. Các phẩm chất này cũng là yếu tính cho tiến trình trị liệu theo lối tiếp cận Nhân văn.

Theo đó, sự tôn trọng tích cực vô điều kiện được hiểu là việc ai đó hoặc thân chủ cảm thấy đang được chấp nhận và đối xử ấm nồng, bất luận họ tỏ lộ như nào trên diễn trình trị liệu dính dáng với chuyện bản thân trải nghiệm hoặc gặp trục trặc về cảm xúc. Nói khác, một cá nhân trong bối cảnh tâm lý trị liệu Nhân văn hoặc trong trị liệu với tâm lý gia hoặc nhà trị liệu Nhân văn mong đợi được nhà trị liệu chấp nhận bất chấp cá nhân đó biểu tỏ ra sao với nhà trị liệu. Với bối cảnh này, nhà trị liệu sẽ chấp nhận và thấu hiểu mà không chấp vào những gì thân chủ kể cho mình nghe.

Sự thấu cảm xác đáng thể hiện hiểu biết thân chủ từ chính viễn tượng của bản thân họ; tức là, tâm lý gia hoặc nhà trị liệu Nhân văn sẽ có khả năng tri nhận thân chủ như thân chủ tri nhận bản thân mình vậy, và vì thế, nhà trị liệu sẽ cảm thấy thấu cảm cùng thân chủ kiến thức nền tảng về thực tế của thân chủ. Nhà trị liệu sẽ biết thân chủ trong cái sự biết mà các suy tư và cảm xúc của thân chủ đối với bản thân, và nhà trị liệu cảm thấy thấu cảm, từ bi với thân chủ trong sự kiện ấy.

Như một phẩm chất cần thiết khác đối với nhà trị liệu Nhân văn, sự chân thành là niềm tin tưởng, lòng thành thật hướng tới thân chủ; nó là sự tích hợp hoặc tự hiện diện như thực tế nhà trị liệu đang là. Chân tình, thành thật với một thân chủ phản ánh các phẩm chất ở nhà trị liệu đòi buộc bộc lộ ra ngoài hơn trạng thái mặc định sẵn trước như một nhà trị liệu; là một con người đích thực đáng tin cậy đối với thân chủ. Carl Rogers tin rằng, là một nhà trị liệu thì mình nên là người đích thực đáng tin cậy đồng thời cũng chứng tỏ mình là người suy nghĩ cân nhắc, cẩn trọng; tức, nhà trị liệu nên dễ là người “thật”, ngay cả khi nhà trị liệu đang nói và làm đầy tính toán theo những gì đòi hỏi đặng trợ giúp thân chủ.

[còn tiếp]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top