Người giác ngộ (3)

Dịu dàng và cứng cáp, đích thực thông xanh vừa uyển chuyển vừa cương trực.
Dịu dàng và cứng cáp, đích thực thông xanh vừa uyển chuyển vừa cương trực.

[phần trước]

7. Tâm trí của người giác ngộ không huyên náo với các suy tư cũng không trơ ỳ.*  Khi cần thiết anh ta ngẫm nghĩ, còn khi không cần thiết thì anh ta thả rơi chúng lặng lẽ.* Với anh ta, chúng chỉ là công cụ mà không thành một vấn đề. Anh ta vẫn còn các ký ức, cảm xúc và ý tưởng song lại không bị chúng khuấy động; đấy chỉ là các ảo ảnh huyền thuật mà thôi.* Anh ta đối xử với chúng khi chúng khởi lên, khi chúng vẫn còn ở đấy, khi chúng qua đi.* Tâm trí anh ta tựa bầu trời rỗng không sáng tỏ*– những đám mây dạt trôi và bầu trời cứ mãi thênh thang, tinh khôi và bất biến như thế.

8. Dù bản thân nguyên thuần trong mọi phương cách, song anh ta thường không nghĩ về chính mình như kẻ sống tốt nhất, hay hơn hoặc mặc cảm, thấp kém so với bất kỳ ai.* Những ai khác cứ là chính họ và không có nhu cầu đánh giá hoặc so sánh. Anh ta không chống lại người, vật gì cả.* Anh ta không còn duy trì, kéo dài trong mớ định danh thiện ác, tinh tuyền và ô tạp, thành công và thất bại.* Anh ta thấu hiểu thế giới nhị nguyên* và siêu vượt trên nó. Thậm chí, anh ta đã siêu vượt trên ý tưởng về luân hồi (samsara) lẫn niết bàn (nirvana).* Sống siêu vượt trên mọi thứ, anh ta tự tại thoát khỏi mọi thứ. Không ham muốn, không sợ hãi, không ý niệm, không lo lắng.

9. Trước đấy chưa lâu, người giác ngộ cũng từng rối rắm và bất hạnh giống như mọi người. Vậy làm sao anh ta đạt được phương thức giác ngộ? Điều ấy kỳ thực đơn giản không ngờ. Anh ta dừng kiếm tìm nguyên nhân của mọi niềm đau nỗi khổ nằm bên ngoài bản thân và khởi sự nhìn sâu vào trong lòng mình.* Khi đã nhìn rõ, anh ta thấy ra nhiều điều anh ta đồng nhất rồi dính mắc vào; cơ thể, các cảm xúc, ý niệm, vấn đề; tất cả đều chẳng hề thuộc về anh ta.* Rồi anh ta chỉ việc cởi buông. Không còn vướng víu vào sự hão huyền, anh ta thấy ra thực tế, cái Không Sinh, điều Không Tựu Thành, Không Tạo Tác, Vô Điều Kiện.* Bây giờ anh ta chịu đựng sự rỗng rang đó, tự do không gán nhãn, mắc dấu* và anh ta hạnh phúc mọi thời.* Bởi vì thật khó khăn hơn nhiều để phân loại người giác ngộ. Những người khác cố sức để phân loại anh ta, họ gọi anh ta là vị thánh, một bậc A la hán, hoặc thậm chí một kẻ xuẩn ngốc. Song anh ta cười nhạo vào các nhãn mác ấy và thích chính mình như là một kẻ ‘không ai hết’ (‘nobody’).* Làm thế nào mình có thể gán nhãn ai được khi người đó đã siêu việt trên mọi ranh giới?*

10. Bởi vì anh ta đã hoàn thành công việc và không có chuyện gì phải làm hơn nữa*, người giác ngộ tiêu hầu hết thời gian để ngồi lặng im dõi theo tâm trí tĩnh tại của bản thân.* Với người bình thường, cơ chừng cuộc sống của người giác ngộ là sự đều đều đần độn. “Hãy cho tôi thêm ít phấn khích, một chút pha tạp”, họ nói vậy. Song dĩ nhiên khi họ bị kích thích hoặc nhận được sự đa dạng không ưng ý như ốm đau, thất bại, chối bỏ hoặc chết chóc thì rồi họ rơi vào nỗi tuyệt vọng, chán chường. Trong khi ấy người giác ngộ lặng lẽ từng bước hướng tới việc trợ giúp và chữa lành. Và bởi vì anh ta đầy ắp thời gian, anh ta có thể dành toàn bộ đời mình cho tất cả chúng sinh. Anh ta tiếp chạm với mọi người bằng tình thương yêu.*

11. Anh ta hạnh phúc gắn bó đời mình theo cách như thế cho đến khi kết thúc và vào lúc chung cuộc từ giã, anh ta ôm choàng cái chết không chút sợ hãi và chấp thuận sự vụ không chút nuối tiếc.* Những gì xảy đến với người giác ngộ sau khi chết đi? Các học giả tranh luận miên man bao nhiêu thế kỷ rồi. Song mình không thể phát hiện nơi người giác ngộ tiêu biến nào khác việc dõi theo đường đi của một con chim thảnh thơi lượn bay trên bầu trời.* Trong cả cái chết lẫn khi còn sống, Người Không Dấu Vết chẳng để lại hình bóng, lưu giữ dấu vết gì.*

0 thoughts on “Người giác ngộ (3)”

  1. nguyễn văn sinh

    Tôi rất thích bài viết của bạn. Tôi chưa được đọc từ một tác giả nào đề cập và mô tả rõ về người giác ngộ. Tuy nhiên có một ý theo tôi là vô cùng quan trọng là LÀM SAO ĐỂ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI GIÁC NGỘ thì bạn chưa nói rõ. Nếu không gì căn trở, tôi thiết tha mong bạn viết ngắn gọn cụ thể về đề tài này. Nếu được vậy chính là một ân phước lớn lao cho TÔI và TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Trân trọng

  2. nguyễn văn sinh

    Tôi rất thích bài viết của bạn. Tôi chưa được đọc từ một tác giả nào đề cập và mô tả rõ về người giác ngộ. Tuy nhiên có một ý theo tôi là vô cùng quan trọng là LÀM SAO ĐỂ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI GIÁC NGỘ thì bạn chưa nói rõ. Nếu không gì căn trở, tôi thiết tha mong bạn viết ngắn gọn cụ thể về đề tài này. Nếu được vậy chính là một ân phước lớn lao cho TÔI và TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Trân trọng

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top