J. Soi (22): Giấc mơ nước Mỹ– bảo thủ, tự do; hàng xóm, lớn bé; và ước ao sống ở nơi có vỉa hè đi bộ được

Em không mơ hoang...
Em không mơ hoang…

Hôm nay, nhân kỷ niệm lần thứ 237 Quốc khánh Hoa Kỳ, thử nói chút chơi về vài thứ có liên quan đến giấc mơ vốn xuất phát từ xứ Cờ Hoa (không cố ý chính xác đề cập tới cái gọi là “American Dream“).

Dĩ nhiên, nhìn chung, phải khẳng định trước rằng mơ là trạng thái vốn hiếm khi tinh tuyền mà cứ lung tung xèng, chen lẫn cả vui lẫn buồn đủ bộ.

1. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ rất thú vị giữa định hướng chính trị với sự ngủ mơ: ai cho mình theo đường lối tự do thì thường hay hồi tưởng các giấc mơ nhiều hơn kẻ theo đường lối bảo thủ; ngoài ra, nếu kẻ bảo thủ có xu hướng nằm mơ mang nội dung nhỏ nhặt thì nội dung mơ của người tự do nghiêng sang sự kỳ cục.

Khả năng hồi tưởng tốt hơn giấc mơ có liên quan với sự cởi mở trải nghiệm, và người theo đường lối chính trị tự do có xu hướng cởi mở trải nghiệm cao hơn, so với người theo đường lối bảo thủ. Sự khác biệt trong hồi tưởng giấc mơ có thể quy về sự khác biệt trong độ cởi mở giữa người tự do và người bảo thủ.

Các phát hiện trên cơ chừng xác quyết rằng người theo đường lối chính trị tự do khác biệt với người theo đường lối chính trị bảo thủ không chỉ ở các giá trị xã hội của bản thân mà họ còn nhiều khả năng tưởng tượng hơn so với người bảo thủ.

Cần nói ngay để tránh mơ mộng suốt ngày gây hại cho mình và cho người khác:  đời sống thành công khởi từ các giấc mơ lớn song thực tế; những kế hoạch và ước mơ to tát thời tuổi trẻ thật đáng giá đồng thời đừng quên tỉnh táo nhìn nhận đúng tình hình khi bước vào giai đoạn khôn lớn.

2. Cập nhật vụ sống với hàng xóm láng giềng là như này: thật ngạc nhiên, thường trú nhân thu nhập thấp nhất lại hay thể hiện mối quan tâm đến cộng đồng chung hơn cả.

Mặt phía bên kia của sự thật: tình hình sống gần nhau thừa khả năng dễ làm mình sinh bệnh; nên chi, muốn có sức khỏe lành mạnh thì cần tìm chỗ ở nào có thể đi bộ được nhé (tỷ dụ, New York, Boston, Seattle.)

Hiệu ứng vùng ngoại ô (gợi nhớ bài hát Việt có ca từ gì gì đó) tạo ra những vùng đô thị lộn xộn khủng khiếp với ảnh hưởng tiêu cực ghê gớm đến tự thân sức khỏe  con người ta chí ít ở khía cạnh các nét nhạy cảm thẩm mỹ và niềm vui sống (Tây gọi là “joie de vivre”).

Nhiều nghiên cứu (đâyđây chẳng hạn) cho thấy, người sống ở khu vực có thể đi bộ thoải mái qua được thì thân hình thường thon thả hơn và mạnh khỏe hơn, so với chốn chúng bạn phải chen chúc nhau. Dĩ nhiên, các nhà nghiên cứu đã kiểm soát các yếu tố thống kê trùng hợp như các biến kinh tế- xã hội. Và có rất nhiều cách để tạo ra một chỉ mục như thế mà các biến đặc trưng bao gồm: có hay không vỉa hè, độ rộng của vỉa hè, khoảng cách giữa các không gian xanh như công viên, số lượng cây trồng phân làn trên đường phố, bề dài trung bình các khối nhà, sự phòng ngừa thời tiết khắc nghiệt, cảm giác an toàn, các chiều kích liên quan đến thước đo con người (hơn là thước đo xe cộ), trung bình chiều rộng của đường phố, mật độ dân cư, và tính đa dạng của các kiểu nhà cửa.

Từ viễn tượng chính sách công, điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực nhắm vào việc thiết kế môi trường đô thị lành mạnh nhằm khuyến khích một lối sống năng động hơn lên. Một trong những lý giải cho Nghịch lý Phú Lãng Sa là dân Pháp thường quen đi bộ so với dân Mỹ, cơ bản vì họ có nhiều thành phố dễ rảo bước qua nhau. Trong khi việc đến các phòng tập thể hình và lượng tiếp nạp thực phẩm như là các đo lường quan trọng thì rõ ràng, một môi trường đô thị lành mạnh cũng có thể tạo nên điều kỳ diệu đối với sức khỏe tổng quát của người ta.

… Nước Mỹ với tôi là bà giáo già nhân hậu JF, song bản thân hiện không có đủ thông tin để trả lời đúng đắn thắc mắc từng được đặt ra chưa lâu: giấc mơ Mỹ rốt cục chỉ là giấc mơ thôi, rằng thực sự nó không hề chết mà vẫn tiến triển, tồn còn như chính nan đề nghịch lý đầy hấp dẫn mang quý danh Obama vậy?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top