Bao giờ trở về mái nhà xưa?

Trở về nhà là trở về nơi yên ổn khỏi trốn trong mình
Trở về nhà là trở về nơi yên ổn khỏi trốn trong mình

Ác độc, cái tôi và quan điểm cần được ngăn chặn phù hợp trên tiến trình hành diễn của sự đời; đó là những gì tôi liên tưởng khi đọc thấy câu chuyện hai cha con sống cách biệt với cộng đồng gần 40 năm.

Báo chí dùng từ “người rừng trở về“… Tự hỏi, liệu đó là sự thật nếu mái nhà dấu yêu ấy lại nằm sâu trong rừng thẳm quen thuộc, thân thiết xa kia.

Cùng với việc canh tác, vỡ hoang và gieo ngô, trồng dưa thì Robinson Crusoe, Mai An Tiêm cũng dần trở thành những kẻ- đào- hang trên mảnh đất là không- gian- mang- kích- cỡ- cái- tôi. Với một số người theo kiểu bành trướng, cái tôi của họ có thể trải rộng hàng mẫu, hectares; và dĩ nhiên, một số người khác lắm khi suốt đời chỉ quẩn quanh trong kích cỡ không gian cái tôi của chính họ mà thôi.

Người sống nội tâm, theo cách Jung giải thích trong một tiểu luận, không thể tìm thấy một chỗ đứng chắc chắn với các đối vật nằm ngoài bản thân anh ta. Thế giới của người sống nội tâm được đặt để trong nếp gấp bên trong. Khác với kẻ quen hướng về ngoại giới “chối bỏ chính mình trong sự phân tán hoàn toàn bản thân vào các đối vật”, kẻ sống đời nội tâm “sẽ theo đuổi các ý tưởng… một cách thầm kín chứ không hề phô tỏ ra ngoài.”

Vấn đề là kẻ sống nội tâm cảm thấy như thể họ dần ngừng ngắt thật chầm chậm sự tồn tại trong bất kỳ phương thức vật chất nào khi mọi nguồn năng lượng tinh thần trong họ trải hết sức mong manh băng qua bề mặt của tính xã hội. Điều này lý giải tại sao những đối tượng này muốn được rút lui, ở ẩn; cốt nhằm phác thảo một đại thể về chính mình rồi tiến tới khôi phục trở lại sự độc bạch nội tại.

Dưới viễn tượng này, Jung dường như đã đúng khi ông quan sát thấy rằng “suy tư nội tâm tiến tới thành bằng chứng cho chính hiện thể chủ quan riêng có của nó”. Và trong khi kẻ sống nội tâm có thể chắn chắn tiến hành một số cuộc đột nhập vào bối cảnh xã hội vô cùng bao la và không được che chắn, người ấy phải tuần tự rút lui cố thủ trong một góc xó nào đó rộng đủ cho một ý thức đơn độc trú ngụ, nhắm để, vâng, chọn lọc bằng chứng cho chính hiện thể chủ quan của bản thân mình; nếu không, dễ từ bỏ sự tồn tại. Hãy nghĩ về Crusoe không có hang động, An Tiêm nương thân trong mái lá suốt mùa mưa gió.

Và trong khi gia tài của kẻ sống đời nội tâm đa phần thuộc thế giới của ký ức và hoài niệm thì e chừng, người đọc những câu chuyện kể về họ vừa nhấm nháp được hương vị của sự cô độc vừa lại có thể thưởng thức bữa tiệc đông người ồn ào, náo nhiệt ý kiến ý cò nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top