Lý do một số thân chủ không thích nhà tâm lý học lâm sàng

Nâng đỡ, thấu hiểu, ưa thích
Nâng đỡ, thấu hiểu, ưa thích

Như mào đầu dạo nào, giờ là lúc gõ xuống về khía cạnh tế nhị và khá thông thường này trong giới hành nghề lâm sàng.

Nhiều người có mối quan hệ như thể chuyện huyền thoại với nhà trị liệu: họ cảm thấy được nâng đỡ,  thấu hiểu, yêu thích. Song cũng có một số người cảm thấy đôi chút không thoải mái, dễ chịu.

Một số tâm lý gia gặp khó khăn với người mắc bệnh tâm thần, đặc biệt khi họ được chẩn đoán là rối loạn Nhân cách ranh giới hoặc Tâm thần phân liệt.

Hầu hết người làm nghề khởi sự bằng việc lượng giá đối tượng, cái gọi là chẩn đoán. Với bản chất rất riêng, chẩn đoán nhìn vào những gì không thực thi. Hầu hết sẽ dễ tán đồng rằng đấy là điều tốt, bởi nếu không biết vấn đề nằm ở đâu thì làm sao hàn gắn, chỉnh trị nó.

Mặt khác, nhà tâm lý học cũng là con người. Giống như bạn và tôi, nhà tâm lý học có những ưa thích và ghét bỏ riêng tư; cơ chừng họ cũng không quá khác với người chủ sở dụng lao động, theo nghiên cứu, thường quyết định thuê nhân công chỉ trong vài phút gặp mặt đầu tiên.

Đây có thể là sự “không đồng nhất hóa” có liên quan đến tiến trình đặc thù hóa những người mắc bệnh tâm thần như quá dễ dàng nhận ra và khá khác biệt so với các cá nhân “bình thường” trong khi xác định bản thân là bình thường và không nhạy cảm với bệnh tâm thần. (1, 2)

Điều này tương tự với khái niệm “xa lạ, ngoại lai” ít nhiều chúng ta từng nghe rồi và thường dẫn người ta nghĩ tới chủ nghĩa vị chủng (ví dụ, “Tôi không biết mình có muốn sống ở S. không; ở đó có nhiều người T. Họ thực sự… rất khác.”)

Sự không đồng nhất hóa có thể làm củng cố thêm sự tự tôn của một người; thậm chí, có thể là thứ cảm giác nguyên thủy trong việc tạo sự xa cách giữa mình với ai đó đang “khốn khổ”, ngõ hầu dễ tránh bị “mắc dính” vào một bệnh tật. (Dĩ nhiên, đây là nói trên bình diện vô thức; rất hiếm nhà tâm lý lâm sàng giữ một suy tư phi lý như thế.)

Các nhà lâm sàng nhìn nhận bản thân chẳng đồng dạng với những ai có các dấu hiệu ranh giới và người mắc Tâm thần phân liệt. Đối tượng mang các dấu hiệu ranh giới thường được kinh nghiệm là khá nguy hiểm và ít mong muốn nhất trong số các dạng mà lâm sàng được yêu cầu đánh giá (chính bản thân họ, một thành viên cộng đồng, người mắc trầm cảm vừa phải, người mang các dấu hiệu ranh giới, và người mắc tâm thần phân liệt).

Sự không đồng nhất hóa thế gây ảnh hưởng gì? Nghiên cứu chỉ ra rằng các kiểu tri giác như vậy làm giảm giá trị trong mối quan hệ nhà trị liệu và thân chủ; có thể ngăn người ta khỏi nhu cầu tìm đến các dịch vụ trợ giúp tâm lý; gây khó khăn cho nhà trị liệu trong việc cảm thấy và biểu đạt sự thấu cảm và mối quan tâm chân thành; và có thể mô hình hóa hành vi không thích đáng.

Câu hỏi: điều ấy đến từ đâu? Nhu cầu duy trì lòng tự tôn và nỗi sợ bị “lây nhiễm” đã được lưu ý. Các nguồn khác có thể là trình độ đào tạo nghề, đặc biệt khi quá nhấn mạnh nhà tâm lý lâm sàng như một chuyên gia. Cũng có thể nói rằng việc quá chú mục vào chẩn đoán, chăm chắm quá những gì sai lạc là không hữu ích cho lắm. Hơn nữa, e chừng điều ấy khá dễ xảy ra với người non tay nghề và quá nhạy cảm.

Quan trọng hơn, vậy liệu bằng cách nào các nhà lâm sàng có thể tự mình nhìn nhận các thân chủ mắc bệnh tâm thần như chính họ là, chứ không phải “kẻ xa lạ”?

  • Nhà lâm sàng cần có một quan điểm toàn thể hơn về các thân chủ của mình; không chỉ quan tâm các vấn đề rối nhiễu mà cả sức mạnh của họ nữa. Tỷ dụ, cách tiếp cận nhắm vào giải pháp làm giảm thiểu việc quá chú trọng chẩn đoán và tập trung cho các giải pháp cụ thể, định hướng tương lai đã chứng thực tính hiệu quả đáng vận dụng.
  • Các chương trình đào tạo và tập huấn nên a) đặc biệt nhấn mạnh vấn đề bêu xấu và mẫu rập khuôn; và b) giúp các nhà lâm sàng thiết  lập niềm tin rằng các cá nhân mắc rối loạn tâm thần có thể đích thị phục hồi.
  • Người mắc rối loạn tâm thần có thể được xem như người huấn luyện cho các nhà tâm lý học lâm sàng.

Quý vị độc giả xin thoải mái bày tỏ quan điểm và ý kiến cá nhân.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top