Chết kiểu Vietnam: chính trị, tâm lý, và quyết định kết liễu bản thân

Cái chết của một ông tướng công an vốn mang trọng bệnh sẵn trong người rồi tiếp tục làm dấy lên làn sóng dư luận bàn tán theo điệu dè bỉu sâu cay, phản ánh hơi hướng lý thuyết âm mưu và lần nữa, chứng tỏ sự bất mãn xã hội vượt trên cả kết quả xử lý về một vụ án cụ thể. Dĩ nhiên, cái chết đau đớn ấy còn mang cả tính tôn giáo của chính trị về việc kết- thúc- cuộc- đời.

Riêng tôi lại thấy lòng mình nhói lên cảm giác khó chịu khi có một cái chết khác bị bỏ lơ không ai thèm tham gia trao đổi cả: bị cáo tự tử vì xấu hổ.

Nhìn chung, chúng sinh cảm thấy chẳng dễ dàng tẹo nào để nói về cái chết và các hình thức quyên sinh nọ kia; nhiều người vẫn thừa độ tự tin để phán quyết tắp lự ngay rằng họ sẵn sàng trả một giá lành mạnh để kéo dài đời mình lâu hơn, tốt đẹp hơn; đoạn cuối đời thường là giai đoạn kéo dài ra vốn mang theo một cái giá nặng nề thuộc cảm xúc, thể lý, đạo đức, và tài chính khiến cho cái chết trở thành điều cấm kỵ lớn lao nhất. Khái niệm một ngày bỗng biến mất (dù đẹp giời hay không) đích thị đối lập  với nhiều giá trị văn hóa được xác lập quen thuộc bấy lâu; sự khởi lên ghê gớm của cái tôi càng làm tăng cao nỗi niềm phiền nhiễu đặng thức nhận trắng phớ ra rằng các bản ngã cá nhân của chúng ta sẽ không tồn tại lâu thêm được.

Đương đầu với nỗi sợ hãi muôn phần về cái chết đòi hỏi phải hiểu biết rồi thực tập nghiêm cẩn. Và khoảng thời gian đầu đời định hình thái độ chính trị của chúng ta, dựa trên môi trường bố mẹ dạy dỗ.

Vậy nên tự sát– tất thảy các dạng thức tự kết liễu đời mình–  là hành động chính trị, nó hàm ý chỉ trích xã hội? Ở đây biểu tỏ hai hệ thống giá trị kiến tạo hai con đường khác biệt nhằm giải quyết các cảm xúc nảy sinh: xấu hổ và tội lỗi. Theo đó, luân lý xấu hổ là hệ thống giá trị đạo đức mà trong ấy điều ác nhất là ô danh và nhục nhã và điều thiện lành nhất thì ngược lại, chẳng hạn, kiêu hãnh và vinh dự. Còn luân lý phạm tội là hệ thống giá trị đạo đức mà điều ác nhất là tội lỗi và điều thiện lành thì ngược lại, chẳng hạn, sự trong trắng.

Cái chết do đó, chứa đựng thành phần chính trị nhằm buộc tội xã hội thiếu lòng trắc ẩn và không đủ khả năng đáp ứng đủ đầy các nhu cầu của công dân. Mỗi trường hợp tự tử vì vậy, là một hành động chính trị đang ủy thác với lời tuyên bố tuyệt đối rằng xã hội đang khiến cho một số kẻ trở thành vô dụng còn một số người khác thì đáng được vinh danh.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top