Nhân một cơ hội hợp tác và chia sẻ kiến thức chuyên ngành

Không phải lần đầu được mời gọi trả lời phỏng vấn báo chí (mạng, giấy, truyền hình, radio, v.v…) song trải nghiệm tí chút với vụ trao đổi rồi văn bản cuối cùng lên khuôn thế này khiến tôi vẫn muốn nghĩ ngợi đôi chút.

Trước hết, cần nói ngay để tránh hiểu nhầm rằng dạng chủ đề bài báo quan tâm cũng như thực tế làm việc với bạn phóng viên liên quan hoàn toàn không cần bàn thêm gì, bởi sự ổn thỏa của thủ tục giao tiếp và mục tiêu hướng tới quá đơn giản. Đích thực, đây chỉ là cái cớ gợi hứng nhìn ra, nói rõ hơn về đôi điều bấy lâu quan sát từ góc độ hành nghề tác nghiệp cá nhân mà thôi.

Thay vì đặt câu hỏi chẳng tệ lắm rằng làm sao truyền thông kiến thức cùng hiểu biết chuyên ngành cho thật hiệu quả, đạt chất lượng tốt nhất với quảng đại quần chúng; băn khoăn thiết thân hơn e chừng nên là: bằng cách nào chúng ta có thể tạo ra nền tảng căn bản cho các cuộc trao đổi sắc sảo, thông minh nằm bên ngoài nhóm hội chuyên môn?

Theo thói quen và thông lệ, thường chúng ta theo sát rốt ráo các thông điệp muốn chuyển tải khi ai đó muốn lắng nghe điều mình thích trình bày. Giới thiệu nghiên cứu với đồng nghiệp tại một hội thảo; giảng giải với sinh viên về các lý thuyết tâm lý; thách thức hơn hẳn, trao đổi trực tuyến, như với một phóng viên muốn biết ý kiến chẳng hạn. Dĩ nhiên, ngay một cuộc hội thảo đa ngành thôi đã thừa sức làm thay đổi thông điệp cực kỳ kịch tính. Tương tự, chúng ta thích nghi cách truyền thông phù hợp mức độ kiến thức hay tính chuyên gia của lượng khán giả này đặng điều chỉnh nó với những ai không phải nhà khoa học, điều mà giới nghiên cứu nhận thức xã hội gọi là “thuận theo khán giả”.

Thực tế, vượt trên điều chúng ta nghĩ mình có thể, sự vụ truyền thông nan giải và phức tạp hơn rất nhiều. Tiếp cận cởi mở việc chia sẻ kiến thức sở hữu chắc chắn nên được đặt định nghiêm túc, bài bản đi kèm chặt chẽ với suy tư tìm cách khởi sự khả thể việc trộn lẫn bản thân với các diễn trình xã hội khác nhau.

Rõ ràng, giới truyền thông luôn khao khát tiếp cận được với các nguồn cung cấp tin đáng tin cậy. Mình có hay dùng các dịch vụ của phóng viên? Kết quả ra sao? Có tốt lành? Cơ hội một người viết, nhà báo, phóng viên nào đó sử dụng ta như một nguồn sẽ tăng lên nếu mình biết đáp ứng đúng cách. Ví dụ ư? Đi thẳng vào vấn đề và đưa ra cụ thể điều họ muốn (nếu họ cần hai chiêu mẹo hay nhất, gửi ngay, thay vì bảo sẽ trả lời bằng thư điện tử hoặc đàm thoại sau); chuẩn bị sẵn một tóm tắt tiểu sử khoa học ngắn gọn và chuyên biệt; đáp ứng ngay lập tức và sớm nhất có thể (ai cũng bận rộn nên cố gắng là người đầu tiên đáp ứng).

Nhiều điều thu lượm được thật thú vị khi làm việc với giới truyền thông đại chúng. Và dĩ nhiên, vài ba điều nhà báo có thể học hỏi từ khoa học gia, tỷ dụ, kể chuyện có thể dễ gây sự mơ hồ trong việc hiểu biết khoa học nên đảm bảo chắc chắn rằng câu chuyện mình kể được hậu thuẫn thực nghiệm vững vàng. Đơn giản hóa các phát hiện khoa học có thể gây nguy hại, do đó, đừng e ngại nghi ngờ gấp đôi và kiểm tra các sự kiện đặng đảm bảo các ẩn dụ mình dùng là đúng đắn, chính xác; và nếu được, xin đừng quên mình đang tóm tắt vài đoạn, chút dòng ngắn gọn công việc của một người mà bản thân họ đầu tư tốn bao năm mới thành tựu.

Với các nhà khoa học thì truyền thông ngành mình làm việc càng tốt cho nghề nghiệp đang theo đuổi; lĩnh vực chuyên sâu và xã hội nằm trong tính tổng thể. Khởi sự dùng các nguồn lực truyền thông bày tỏ các thiết chế chuyên môn để đưa ra một vài hướng dẫn và lời khuyên nhủ, rồi gắng thoát khỏi; bởi tất cả mọi người cần được hưởng lợi từ nó. Các khoa học gia có thể và sẽ lắm khi không được thấu hiểu đúng đắn, nên dĩ nhiên, phóng viên hoặc nhà báo có quyền lờ tịt đi chuyện đó trừ khi bạn nghĩ rằng nhà khoa học ấy còn đang gìn giữ điều gì đó đáng giá.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top