Những biểu hiện khó ngờ của trạng thái trầm cảm (2)

Khi thuốc chống trầm cảm lại là nguyên nhân gây trầm cảm thì tỉnh thức (mindfulness) càng nên được dùng như một liệu pháp để làm giảm các triệu chứng liên quan ở môi trường học đường.

Tiếp theo sự khơi mào cơn tức giận hôm nọ, giờ chúng ta thử xem xét thế hệ trẻ ngày nay có thể học hỏi được gì từ rối loạn khá quen thuộc này.

Tôi muốn theo sát chủ đề vừa nêu bởi mới đây, một cậu bạn trẻ làm trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật bất chợt thổ lộ rằng chắc chàng ta cần uống thuốc trầm cảm mất thôi (antidepressant).

Song trước khi bàn đến thuốc, liệu có ai dám quả quyết là tinh thần lạc quan sẽ phá hủy tất cả chúng ta. Dĩ nhiên, trả lời ngắn gọn một cách nghiêm túc: không.

Chẳng phải chờ đến sáng nay để đọc bài trên NYT; suy nghĩ tích cực, như chỉ trích cho thấy, kế thừa lịch sử dài lâu, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Tại sao nó dễ khiến chúng ta phải lòng nhanh chóng quá vậy? Đơn giản vì chúng ta quá hạnh phúc (đất nước của những người bán trà đá vỉa hè cũng thừa tiền sắm Iphone 6) nên vì rứa, cả tin và bị lừa chăng? Tất cả các dạng kiểu ‘khoa học’ (trăm hoa đua nở hội thảo và chuyên đề, khóa học nọ kia) cùng tâm lý học đang không ngừng kể câu chuyện chúng ta háo hức muốn biết tường tận: hạnh phúc là điều tốt lành (hic, dính dáng vào khiến tôi cảm thấy bản thân thật tội lỗi).

Đạo Phật đã thành công dưới thương hiệu ‘tâm lý học tích cực’; theo lối nhìn thế thì lại rất thích hợp với những trào lưu phát triển hiện đại trong đạo Chúa như phái tả Phúc Âm (evangelist) chẳng hạn. Về mặt lịch sử, Công giáo (Christianity) thường được nhìn nhận là thuộc tâm lý cực kỳ tiêu cực, dựa trên việc quy rút cá nhân thành con sâu cái kiến bé nhỏ qua cái nhìn của đức Chúa nên nó dễ được hưởng hồng ân quan phòng che chở của đấng Christ, hoặc sát gần hơn, Nhà Thờ; cơ chừng đạo Chúa hiện đại đa phần từ bỏ các cách thức đun sôi sùng sục và ám ảnh bởi tội lỗi trong quá khứ. Song các dịch vụ happy-clappy của những tân Phúc Âm không hề khởi từ truyền thống cổ đại, chẳng xa hơn hậu Thanh giáo (Puritan) Hoa Kỳ.

Cần biết thêm chút, đạo Phật bảo con người ta chịu trách nhiệm với niềm đau nỗi khổ của chính họ. Tại sao lo lắng về các điều kiện xã hội, nghèo đói, hoặc phân biệt đối xử… Điều này trái ngược với sự nhấn mạnh tới lòng từ bi (compassion) trong đạo Phật hiện đại, dù chúng ta không thể phủ nhận rằng các lực lượng mang tính ái kỷ ‘tôi và hạnh phúc của tôi’ hiện đang tồn còn và đầy quyền năng. Đúng ra, đạo Phật đích thực thì gây ấn tượng về sự cân bằng; vì mỗi tích cực có một tiêu cực…

Hễ khi nào chúng ta lý tưởng hóa hạnh phúc, chúng ta giận ghét một con người buồn bã. Vâng, các bản văn thiền định Phật giáo không những hay trình bày về hạnh phúc mà chúng còn biểu tỏ ‘trầm cảm tâm linh’ (một ví dụ so sánh) khởi lên khi lặng ngắm Pháp (dhamma) diệu kỳ mà người ta chưa từng đạt được.

Với những ai cảm thấy lạc lõng và bơ vơ trong biển cả đầy ắp các khuôn mặt cười, có rất nhiều các bản kinh làm mình phiền muộn để mà giải khuây. Và nghệ thuật đủ sức khiến ta chùng xuống và thoát khỏi các cảm xúc hạnh phúc giả tạo ghê gớm; thời buổi internet ngày nay đâu khó tìm thấy các minh họa về một bài hát quá chừng buồn luôn, một truyện ngắn đau thương, hoặc một bộ phim làm ta khóc ngất… Và nếu chưa xứng, luôn có các chương trình phim kinh dị trên TV với bản tin thời sự ‘cướp- giết- hiếp’ hàng ngày.

… Giờ chính thức chạm tới đề tài thuốc men và sự giải trí.

Để cảm thấy tốt hơn, uống một viên thuốc đi nhé.

Đó đích thị là thứ logic ẩn bên dưới việc dùng thuốc men phục vụ cho việc giải trí, tiêu khiển, đỡ đau đầu; và nó cũng là logic sát đúng với cả y khoa hiện đại.

Điểm khác biệt ở chỗ, nếu một người quyết định ý chí để uống thuốc, hoặc hút điếu, hoặc tiêm gì đó. v.v… để bản thân thấy vui vẻ thì rõ là họ biến mình thành tội đồ hư hỏng đáng bị trừng phạt (?!)… Dĩ nhiên, không phải không có khác biệt nào giữa y khoa và việc dùng thuốc cho mục đích giải trí; chắc chắn có, và chắc chắn ở đó hiện diện vai trò của các chuyên gia sức khỏe. Vấn đề là các điểm khác biệt ấy thuộc phổ dài rộng của việc sử dụng, và tần suất bao gồm các tiền chất giống nhau, rồi chưa nói các cấu trúc hợp pháp đương đại tạo nên cuộc ly dị giả vờ giữa chúng nữa cơ.

Lần nữa, về mặt lịch sử, hầu hết các loại thuốc mang tính giải khuây đều có ứng dụng y khoa theo kèm: thuốc phiện, cần sa, LSD,..; tương tự, nhiều thuốc y khoa theo toa vẫn quen dùng cho mục tiêu thông thường, bất kể được phép hay dùng lậu.

Vấn đề căn cốt hơn: việc tạo tác một thời đại hữu hiệu của uy quyền, thiết chế y khoa kiến lập một thứ văn hóa khiến người ta nồng nhiệt tin tưởng rằng uống thuốc là giải pháp cho vấn đề, và nó dẫn tới vui vẻ, hạnh phúc. Nếu đúng thế, y khoa hiện đại quy về lỗi trực tiếp lẫn gián tiếp: tạo nên quá nhiều thuốc có khả năng gây nghiện và điều kiện hóa về mặt xã hội cho việc kiếm tìm giải pháp nhờ thuốc men.

Đáp ứng hữu lý, cả sức khỏe thể chất lẫn tâm lý, là chuyển khỏi cách tiếp cận lấy thuốc men làm trọng tâm để bước sang cái nhìn tổng thể, toàn diện. Trị liệu cả con người, chứ không chỉ nhắm vào bệnh tật. Cách tiếp cận này đặc biệt thích hợp trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nơi các liệu pháp dựa vào tỉnh thức (mindfulness-based) được chứng thực là mang lại hiệu quả hơn thuốc men trong việc xử lý hàng loạt vấn đề, gồm cả rối loạn trầm cảm.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top