Chẳng có chi phải lo ngại khi không nói gì…

Khi nhất thiết phải mở mồm và cất tiếng thì quả thật khó khăn biết bao nếu chẳng nói gì cả. Kỹ năng bộc lộ được đẩy mạnh thêm nhờ sự cho phép không cất lời chính là câu chuyện của kiểm soát, như một vấn đề thuộc quyền lực.

Thực tế, tình huống trị liệu từ ban đầu đã bất công; tuy nhiên, thấm thía với tư cách là nhà tham vấn tâm lý cho thân chủ quyền lực để điều hướng tiến trình của riêng họ, mình buộc phải nhận ra rằng đang nắm giữ tất cả kiến thức về tình huống, các chuẩn mực và ranh giới thuộc văn hóa trị liệu, và những kỳ vọng lẫn trải nghiệm cá nhân. Cảm xúc nắm giữ hết thẩy thế của nhà trị liệu dễ khiến một số thân chủ nảy sinh trạng thái bất an, và họ có thể muốn giữ rịt các câu chuyện cho riêng mình để bám chặt một vài kiểm soát nhất định.

Thường người thực hành tâm lý được dạy rằng phiên đầu tiên dành cho các thủ tục ký tá nọ kia, phiên thứ hai mới khởi sự nói về ‘vấn đề đích thực’ nên cũng dễ xảy ra chuyện nếu được phép ngấm ngầm, như dấu chỉ chân thành của lòng tôn trọng từ nhà tham vấn, để bộc lộ toàn bộ tình huống của họ ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ.

Quan điểm trị liệu ẩn bên dưới thông điệp vừa nêu rõ ràng khẳng định rằng thân chủ nợ nhà tham vấn việc cung cấp thông tin, trong đó thổ lộ tự thân nó là mục tiêu, có vẻ là sự dựa cậy quyền lực chẳng mấy hữu ích. Ở đâu bất công về quyền lực, ở đấy sẽ là xung đột. Thiển nghĩ, ý tưởng thân chủ cần ‘đưa cho’ nhà tham vấn câu chuyện đời mình hoặc các cái tôi để nhà tham vấn ‘làm điều gì đó’ với chúng nào khác gì hơn nỗi sợ hợp pháp mà thân chủ có thể sở hữu, điều nhà tham vấn có thể nỗ lực xua đi dứt khoát xuyên suốt phiên làm việc đầu tiên.

Bất kể thân chủ đến với ước muốn chân tình đi thẳng vào ‘vấn đề’ hoặc họ không cảm thấy an toàn để làm điều đó và cần xây dựng sự tin tưởng trước đã, trường hợp nào thì phiên đầu tiên là cơ hội để cả hai bên để ý lẫn nhau rồi thương lượng công việc tương lai dưa trên nên tảng công bằng nhất khả dĩ. Công việc giá trị có thể cũng hoàn thành ngay ở đây và bây giờ giữa thân chủ và nhà trị liệu hoặc trong lòng thân chủ mà không nhất thiết đang nhắc đến ‘câu chuyện’ hay ‘vấn đề’.

Kiểu phiên làm việc như này cũng chứa đựng thông điệp rằng đúng cả khi nói hoặc không cất tiếng gì cả. Nhiều nhiều vấn đề hay ho mang tầm quan trọng sống động có thể đã không hề được thảo luận. Song các thân chủ, một khi họ cảm thấy an toàn, được tự do dùng không gian và các mối quan hệ như họ muốn. Họ không nợ nhà trị liệu điều chi, và nhà trị liệu không hề nghĩ mình bị chơi khăm nếu họ nhận ra tất cả những gì là sự kiện và cảm xúc thích hợp, liên quan.

Bài học nằm ở chuyện tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để không gây áp lực thúc đẩy những người khác bộc lộ, và truyền thông sự vắng bóng áp lực hết sức rõ ràng âu là công cụ hữu ích cho mọi kiểu dạng quan hệ; gợi nhớ ví dụ mẹ liên tục hỏi con kể cho bà nghe những gì xảy ra ở trường trong thời gian đi học xa nhà, hoặc tình huống cô vợ rập khuôn khẩn khoản chồng nói cho mình hay về cảm xúc trong lòng cậu ấy…

Khi cảm thấy được chấp nhận bất kể mình là ai, nói nhiều ít tùy thích, rồi thường hơn là cảm giác an toàn cùng tin tưởng tạo lập nên trong quan hệ, và mình có thể nói nhiều như mình cần thiết và mong muốn bộc lộ. Mình được thoải mái chọn lựa. Và sự chấp nhận tự thân nó đủ xúc tiến, làm tăng lên trạng thái triển nở và thân- tâm an lạc.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top