Quyết định đầu năm: tính sao giữ được?

Căng tròn mộng xuân tình, linh tinh đời hóng hớt...
Căng tròn mộng xuân tình, linh tinh đời hóng hớt…

Theo thói quen hí hửng trong bầu không khí khởi sự tưng bừng đầu năm mới, thiên hạ thường hay đưa ra các lời hứa, quyết định đầy tâm huyết.

Bất chấp thực tế là rất nhiều dự tính chỉ hoàn công cốc, tầm một nửa (46%) số người tuyên bố quyết tâm đầu năm đã thành tựu trái quả tốt lành xoay quanh việc thay đổi hành vi lành mạnh như mong muốn.

Nghiên cứu từ thập niên trước phát hiện ra 5 chiến lược tiến hành triển khai các quyết tâm đầu năm đạt kết quả tích cực; cụ thể:

1. Ý chí

Không có gì đáng ngạc nhiên là những ai đạt được các lời hứa đầu năm ở mốc 6 tháng thì đều nói tới vai trò của ý chí.

2. Duy trì sự phấn khích

Người thành công thường để ý làm sao cho các đồ vật ở xung quanh nhắc nhở mình lưu tâm tới điều đã tuyên bố. Đây cũng là lý do tại sao dán các mảnh giấy, minh họa be bé ở tủ lạnh, đầu giường, góc tường hoặc trong nhà vệ sinh chứng tỏ hữu hiệu.

3. Né tránh

Đôi khi đơn giản là không đưa mình vào các tình huống dễ làm đổ vỡ lời hứa, kiểu muốn bỏ thuốc lá thì không tới khu vực các tay ghiền hay phì phèo. Thay vì thử thách ý chí bản thân, vấn đề sẽ được giải quyết nhờ việc lờ đi.

4. Trông chừng chuyện củng cố

Bí quyết nằm ở chỗ dùng vài ba phần thưởng nhỏ nhặt để củng cố thêm hành vi chắc vững hơn lên.

5. Suy nghĩ tích cực

Người nào giữ được quyết định đầu năm thì thường tỏ thái độ tích cực về năng lực bản thân và ước ao thay đổi các hành vi mình không ưng thích kéo dài nữa.

Nghiên cứu thượng dẫn cũng cho thấy các chiến lược khiến nhiều người thất bại, bỏ dở lời đã xác lập đầu năm mới, trong đó họ nêu bật việc tự đổ lỗi và lối tư duy dạng ước gì, giá như…

Câu hỏi làm thế nào để vận dụng tâm trí tốt nhất cho việc đạt được các lời hứa đầu năm còn chỉ ra một số mẹo mực thực hiện rất sáng giá và dẫn tới kết quả ngoạn mục. Chẳng hạn, có thể kể 5 chiêu thức cơ bản dưới đây.

1. Theo đuổi mục tiêu thôi là chưa đủ

Tâm lý học động cơ, dưới cái nhìn truyền thống, nhắm vào việc thúc đẩy người ta theo đuổi mãnh liệt các mục tiêu đã cam kết.  Nó giả định rằng người ta trông nom sao cho càng bám thật chặt các mục tiêu đã tuyên thì khả năng rất cao họ dễ chạm đến được các mục tiêu ấy.

Tuy vậy, trong 15- 20 năm gần đây, các nhà nghiên cứu khẳng định, người ta có thể làm nhiều hơn việc chỉ theo đuổi mục tiêu thôi; họ có thể dùng tâm trí để cải thiện một cách chiến lược trên tiến trình nỗ lực chiếm lấy các mục tiêu.

2. Hướng việc lập kế hoạch cho mục tiêu thành lập kế hoạch hành động dạng “nếu- thì”

Lập kế hoạch là điều tiên quyết nếu muốn đat được các quyết tâm đầu năm. Bẻ gãy hoặc kiến tạo các thói quen như bỏ thuốc lá và bắt đầu tập thể dục hàng ngày hoặc bất kỳ mục tiêu nào mình có thể tưởng tượng. Hàng trăm nghiên cứu hỗ trợ ý tưởng việc lập kế hoạch dạng ‘nếu- thì”, tức việc thực hiện và triển khai các dự tính (pp.162- 185), cũng là dạng lập kế hoạch có thể làm cho các cơ hội thành công tăng gấp đôi, gấp ba.

Khi kết nối ‘lúc nào’ với ‘ở đâu’ để biết cách vận dụng câu dạng “nếu- thì” thì mình sẽ dễ đạt được các hiệu ứng như mong đợi. Tỷ dụ, nếu muốn giảm cân, kế hoạch nếu- thì có thể là: Nếu tối muộn ở nhà tôi thấy thèm đồ ngọt thì tôi sẽ có sẵn một tách trà nóng thư thái pha với chút thìa mật ong.

3. Tạo ra hầu hết các kế hoạch dạng “nếu- thì” thể hiện sự trái ngược về tinh thần

Hình thức triển khai các dự tính tốt nhất, thông qua việc dùng một phương pháp gọi là đối lập tinh thần nhằm tìm ra các tình huống nào căn bản rồi gắn chúng với các đáp ứng mang tính công cụ tập trung vào mục tiêu.

4. Động cơ và cảm xúc làm xảy đến mọi điều

Động cơ cần có mặt đúng chỗ, nếu không việc lập kế hoạch “nếu- thì”không hiệu quả. Các mục tiêu kéo dài cả năm đòi hỏi mình phải theo dõi sát sao và không thể thiếu được động cơ thúc đẩy, tiếp thêm nhiên liệu. Tương tự, cảm xúc tích hợp trong vòng quay động cơ có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các kế hoạch “nếu- thì”, gắn với mục tiêu. Ví dụ, người phụ nữ muốn phàn nàn với quản lý về việc cô ta không muốn bị đuổi việc, vì vậy cần đảm bảo sự vụ không bị đẩy đi quá xa.

5. Nhận ra việc dùng các mục tiêu tự định hình bản thân

Dạng muốn thấy mình là ông bố tốt hoặc nhà khoa học tài ba, và với các mục tiêu này khi mô tả với người khác những gì dự tính thực hiện hoặc cần đạt được thì động cơ có thể bị hạ thấp.

Hiểu biết về nhận thức xã hội giúp mình dễ tìm cách truyền thông các dự tính mà để rồi sẽ có thể tạo nên cảm nhận hoàn thành song lại không đe dọa động cơ.

Sự yếu đuối của ý chí có thể được xử lý, điều chỉnh trên tiến trình đạt được các quyết định đầu năm; góp phần giúp người ta thànhh tựu tích cực nhờ trực tiếp nhắm vào các thách thức và cơ hội…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top