Vì sao thiên hạ tin vào Thuyết Âm Mưu?

Nhân vụ Tạp chí Cộng sản đăng tải bài chuyển ngữ cho rằng facebook là công cụ của CIA, một nhà báo trong nước đề cập Thuyết Âm Mưu (conspiracy theory).

Tôi cũng vừa đọc tin Người Việt không còn chuộng facebook? nên thấy thuyết ấy (viết tắt: TÂM) thật đáng nhắc tới kỹ càng hơn.

Bài này chỉ ra khía cạnh tâm lý của TÂM, nó xem xét những tính cách nào hay dễ tin vào sự giải thích hung ác, nham hiểm và vai trò của loại niềm tin như thế trong xã hội; đặc biệt, ta cơ chừng chẳng thể nhận ra là mình bị ảnh hưởng bởi niềm tin đó.

Nghiên cứu khác kiểm nghiệm tác động tâm lý không những khi tin theo TÂM- nhất là liên quan tới các nguồn truyền thông đại chúng (ví dụ, Butler và cs., 1995)- mà còn ở cả hiệu ứng người thứ ba (khuynh hướng cho là sức thuyết phục của truyền thông gây tác động mạnh hơn ở người khác hơn là với chính bản thân họ). Trong một nghiên cứu, Douglas & Sutton (2008) để người tham gia đọc tài liệu chứa chất TÂM về cái chết của công chúa Diana trước khi đề nghị họ biểu thị mức độ tán đồng với các tuyên bố lẫn thái độ họ lúc hồi tưởng lại. Các nhà nghiên cứu phát hiện, đối tượng tham gia đánh giá cực thấp tác động của TÂM đối với chính thái độ của họ.

Bài viết tuy ngắn song vẫn kịp lý giải tại sao TÂM thu hút đến vậy, thảo luận tính tương thích với những niềm tin tiền định, sự kiện họ có thể lấp đầy nhu cầu về mặt cảm xúc, và có thể là phương thức phản ánh họ nghi ngờ chung về giới có chức có quyền.

Sự thật thường kỳ lạ hơn là hư cấu, ngay cả với những thuyết không đáng tin nhất; chẳng hạn, CIA từng dựng nhà chứa để trộn thuốc LSD nhằm theo dõi độ hiệu lực của thế hệ thuốc kiểm soát tâm trí mới, xưa rồi chuyện mạng lưới bí mật toàn cầu nghe lén điện thoại, đọc trộm fax và email, gần hơn thì là vụ thuê các nhà báo ngoại quốc ăn lương tại cơ sở trí thức để viết bài rải khắp…

Nếu tin theo BBC thì liệu rằng tất cả chúng ta đều là nhà TÂM hết?

Còn tờ New Scientists thì khẳng định, niềm tin vào TÂM ngày càng tăng, tính từ ví dụ nổi tiếng là vụ tổng thống Hoa Kỳ JKF bị ám sát năm 1963; theo đó, một điều tra tiến hành năm 1968, 2/3 dân Mỹ tin TÂM, tới năm 1990 thì tăng lên 9/10.

Các nhà TÂM tìm kiếm để chứng thực điều gì đó họ muốn tin, không đi theo một cách khoa học dòng các sự kiện để dẫn tới một kết luận lý tính; thực tế thì lối giải thích của họ về các sự kiện, bằng chứng, và sự xác nhận càng lúc càng tù mù về dữ liệu lẫn những tình huống khó xảy ra nổi đã không được coi trọng…

Bài trên New Scientists rất cần tham khảo và thú vị, vì nó bộc lộ rõ ràng bằng cách nào mà TÂM gây tác động.

Sống trong xã hội  dọc ngang lộn xộn, phù phép mơ hồ và xáo trộn giá trị thật giả ghê gớm, một tâm thế tỉnh thức với trí tuệ sáng suốt là hết sức cần thiết xây dựng, vun bồi.

Lời cuối, mời xem lại lần nữa minh họa về vòng tròn tin tức khoa học.

0 thoughts on “Vì sao thiên hạ tin vào Thuyết Âm Mưu?”

  1. “Thuyết Âm Mưu” tôi gọi là “Thuyết Đa Nghi”, na ná như chứng bệnh hoang tưởng (paranoid schizophrenia).
    Anh gọi tắt nó là TÂM thì tội cho cái “tâm” thật lắm lắm. 😉

    1. ‘Nhất thiết duy tâm tạo’, nên đúng là tội nợ, công quả tất tật đều từ lòng người mà ra thật.

      Biện hộ cho Tâm thần phân liệt (TTPL) tí, nhân Độc Cô nêu lên ‘chứng bệnh hoang tưởng’ khi đề cập “Thuyết Đa Nghi’.

      Đúng là theo truyền thống, các bác sĩ tâm thần nhìn chứng hoang tưởng paranoia ở người mắc TTPL hoàn toàn khác biệt về chất, so với cảm xúc ngờ vực, đáng nghi thể hiện ở người ‘hoàn toàn khỏe mạnh’.

      Song, bây giờ quan điểm đó đã thay đổi. Đa phần tiến hành bởi các nhà tâm lý học, nghiên cứu cho thấy, hoang tưởng lâm sàng nằm trên một chuỗi các trải nghiệm lân cận (continuum) của cả cộng đồng nói chung; thực nghiệm còn chỉ ra rằng, một số tiến trình vốn được xem là trung tâm của hoang tưởng lâm sàng cũng có thể được thao tác ở cực nhẹ hơn của phổ.

Leave a Reply to bokhimemeo Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top