Nhân sự kiện Nhật Bản, liên hệ cách đối phó với thảm họa

Người dân xứ sở hoa anh đào đang gánh chịu đau thương tang tóc vì động đất, sóng thần và nguy cơ rò rỉ năng lượng hạt nhân.

Dưới đây là danh sách nhằm trợ giúp nạn nhân hiểu biết cách phản ứng trước thảm họa gặp phải.

Chứng kiến sự kiện đau thương sẽ tạo ra hàng lọat các phản ứng tâm lý; đó có thể là các phản ứng thể hiện về mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi.

Không nhằm làm người đọc kiệt sức, những phản ứng tâm lý được nêu ra cốt để minh họa cho nhiều các thức khác nhau người ta bộc lộ khi trải nghiệm sang chấn.

Tức giận

Lo lắng

Vô cảm, giảm thiểu mối quan tâm với những họat động thường ngày

Thay đổi khẩu vị

Tránh né

Đổ tội

Nhầm lẫn

Chỉ trích

Mất hứng thú tình dục

Chối bỏ

Trầm uất

Khó tập trung

Đưa ra quyết định rất vất vả

Cực kỳ khổ sở khi sử dụng logic

Không dễ gọi tên sự vật, hiện tượng một chút nào

Nhắm đích hết sức phức tạp

Lẫn lộn phương hướng

Cảm nhận thời gian không rõ ràng

Phản ứng hốt hoảng quá mức

Nôn nao kinh khủng cho sự an toàn của những người khác

Tê liệt cảm xúc

Mệt mỏi

Hoa mắt hoặc ngất xỉu

Sợ hãi

Cảm thấy mình chưa được hiểu rõ lắm

Cảm thấy không thỏa đáng

Cảm thấy mất mát

Cảm thấy biết ơn vì còn sống sót

Cảm thấy cô độc hoặc bị ruồng bỏ

Cảm thấy dũng cảm, anh hùng, bất khả bị tấn công

Cảm thấy ‘cổ họng như có vật gì chẹn cứng lại’

Cảm thấy chẳng phối hợp nổi

Tính tảng lờ

Hụt hẫng

Tiếc thương

Tội lỗi

Nhức đầu các kiểu

Tuyệt vọng

Họat động liên tục hoặc không có khả năng nghỉ ngơi

Nhịp tim, hơi thở, huyết áp vọt lên

Tăng cường dùng bia rượu, lạm dụng chất

Quan tâm mãnh liệt tới các thành viên trong gia đình

Không có khả năng biểu đạt thành lời hoặc viết xuống

Cáu bẳn

Xuống tinh thần

Mất khẩu vị ăn uống

Thiếu tính khách quan

Đau ở vùng lưng bên dưới

Có vấn đề về trí nhớ

Lắng nghe như bị bóp nghẹt

Nôn mửa, dạ dày nhộn nhạo, tiêu chảy

Gặp các cơn ác mộng

Như chết lặng đi

Đau nhức ở cổ

Trải qua những giai đoạn khóc lóc, sầu muộn

Dai dẳng, đeo bám sự kiện

Suy nghĩ cố chấp, ám ảnh

Cảm thấy như đang sống trong một cơn mơ nặng nề

Không cảm nhận được thực tế, hoặc thấy mình như sống trong phim ảnh

Choáng váng

Việc ngủ bị nhiễu loạn

Suy nghĩ chậm chạp, khó khăn để hiểu biết

Tách rời khỏi xã hội, hạn chế tiếp xúc với tha nhân

Cảm thấy nhức nhối trong các khớp xương

Dạ dày và cơ như bị câu thúc

Đồng nhất hóa mình ghê gớm với những nạn nhân

Cố đồng nhất mình thành những kẻ sống sót

Ngọt ngào trộn lẫn đắng cay

Run rẩy, nhất là bàn tay, đôi môi và mắt

Băn khoăn nắm bắt hơi thở

Có các cơn hồi tưởng thị giác

Thu mình

Đương đầu với những căng thẳng tinh thần do thảm họa

1. Chủ động. Rơi vào trạng thái bị động có thể làm cho các phản ứng thể chất và tâm lý tồi tệ thêm.

2. Tóm lược các lề luật thường làm càng nhanh càng tốt.

3. Tự nhắc nhở bản thân rằng, mình bình thường và có những phản ứng bình thường khi đối đầu với sự kiện thảm khốc.  Điều đặc biệt quan trọng là cần dạy cho trẻ em những phản ứng như thế là bình thường.

4. Nhận ra nỗi đau cứng đờ hẳn vì dùng thuốc, bia rượu quá liều. Tránh sử dụng caffeine vì tác dụng của nó khuếch trương nỗi sợ và đáp ứng căng thẳng.

5. Nói thành lời về trải nghiệm của bản thân.

6. Thật đáng dành thời gian cho riêng mình, hoặc cảm thấy nhu cầu chia sẻ cùng với người khác.

7. Tránh tiếp xúc quá nhiều với các hình ảnh và tin tức truyền thông.

8. Ý thức rằng những người xung quanh mình cũng đang bị căng thẳng tinh thần nên họ có thể hành động, phản ứng theo một cách thức không như mình vẫn hay mong đợi.

9. Ghi nhật ký, khởi sự lập blog. Biểu lộ theo kiểu viết ra này có thể đem lại lợi lạc chữa lành.

10. Đưa ra các quyết định sẽ giúp ta kiểm soát đời mình.

Ngoài ra, nếu phát hiện thấy những biểu hiện stress sau sang chấn (PTSD), trầm cảm hoặc sợ hãi nằm ngoài tầm xử lý của bản thân thì nên cậy nhờ tới sự trợ giúp của giới chuyên môn.

Thông tin thêm về các nguồn làm thuyên giảm thảm họa, có thể tìm hiểu ở đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top