Không phải là sai lệch lắm với nhận định rằng, blog là phiên bản còn chưa biên tập, hiệu đính của chính bản thân người viết.
Các blog cá nhân chẳng những tỏ lộ quan điểm của chủ bút về đủ thứ các đề tài phức tạp trộn lẫn nhau- hơn thế- chúng phơi bày cõi lòng của blogger.
Giới tâm lý gia lâu nay vốn hay săm soi theo chiều chưa thỏa mãn về mối liên quan giữa ngôn ngữ và nhân cách.
Mới đây, nhà nghiên cứu Tal Yarkoni thuộc đại học Colorado ở Boulder, USA đã tiến hành phân tích hơn 80 triệu từ qua 694 bloggers và khám phá những dính dáng sâu xa, thú vị, đáng ngạc nhiên giữa nét tính cách và từ sử dụng.
Tầm 1,5 triệu blog được đẩy lên mạng mỗi ngày; tức mỗi 3 phút có một bài mới và ước chừng từng giây 2.000 từ được viết.
Nghiên cứu này đề nghị các bloggers điền các bảng hỏi nhân cách và chuyển một entry viết khoảng 2 năm trước để phân tích từ ngữ sử dụng.
Các tương quan thống kê tìm thấy không chứng tỏ tính nhân quả thuyết phục; tuy vậy, nó lý giải một số tương quan thể hiện suy tư thông thường về các kiểu dạng nhân cách.
Chúng ta là những gì chúng ta viết, hoặc e chừng chúng ta chỉ giản dị viết như chúng ta là… Nghiên cứu nêu trên không phân biệt rạch ròi mà nó chủ yếu đề nghị một sự giông giống khá rõ ràng giữa nhân cách tự biểu đạt trên mạng và nhân cách lúc không trực tuyến.
Nhiều bloggers tạo tác rồi vun bồi nhân cách trực tuyến; dẫu thế, nhân cách thực sự của họ thật dễ dàng phơi tỏ bởi lối chọn lựa ngữ nghĩa.
Câu từ ta dùng kết nối cực kỳ với suy tư, cảm xúc, hành xử và phát ngôn; tất tật, các khía cạnh thuộc nhân cách một con người.
Viết blog, do đó, là ta đích thị trần ra cõi lòng không bị cắt xén, chỉnh sửa.