Những cơn cớ bạo lực giết người hết sức khó ngờ

Lướt mạng sơ sơ, lại thấy báo chí quốc nội khai thác tiếp vụ cháu bé lên 3 bị bố ruột châm lửa đốt (hình thức này từng có tiền lệ) rồi chuyện mẹ giết con, người vợ bất hạnh và nam sinh lớp 10 tự tử; nước ngoài thì giật gân với cái tên gây ấn tượng Lashanda Armstrong: bà mẹ mới 25 lái xe lao xuống sông nhằm kết liễu đời cả 4 đứa con– từ 11 tháng tới 10 tuổi…

Khi những bi kịch như thế xảy ra, người ta thường cố tìm cách lý giải nguyên nhân. E chừng chẳng người xa lạ, ngoài cuộc nào dự đoán chính xác được diễn biến tâm trí của các kẻ thủ ác trên.

Tuy vậy, 6 thấu hiểu sâu sắc từ khoa học tâm lý và trải nghiệm lâm sàng dưới đây có thể cung cấp thông tin cho cuộc thảo luận về vấn đề cơn cớ bạo lực gây chết người.

1. Không thể dễ dàng nói về hạnh phúc của ai đó thông qua xem xét hoàn cảnh đời sống của họ.

Dư luận, thậm chí ‘chuyên gia tư vấn’, hay suy diễn nhờ thực hiện phép toán đơn giản: nhà đẹp + con cái khỏe mạnh + công việc ngon lành + hôn nhân vững bền = hạnh phúc.

Kỳ thực, tâm lý học chỉ rõ rằng những gì nảy sinh trong đời một người không quan trọng bằng cách người ấy cảm nhận về chúng; đó là cơ sở để nghiên cứu đưa ra khẳng định: chỉ tầm 10% hạnh phúc của một người được lý giải bằng hoàn cảnh sống.

2. “Sự thực là các con quái vật có thật, các con quỷ cũng có thật. Chúng trú ngụ trong lòng chúng ta, và đôi khi chúng chiến thắng.”Stephen King

Ai lành mạnh cũng đều trải qua những cuộc đấu tranh nội tâm; kẻ không hề tiến hành nỗ lực chống trả nào, khả năng cao là đang sống trong hoàn cảnh hết sức thảm khốc (nhà tù, chẳng hạn); không ít những cuộc đấu tranh nội tâm nếu thiếu hiệu quả hoặc thực hiện đơn độc đã để lại hệ lụy đớn đau khủng khiếp.

3. Người chết vì tự sát thường trải qua nỗi khốn khổ ghê gớm từ việc nghĩ rằng mình không còn lối thoát nào nữa.

Với kẻ ngoài cuộc thường hay gắng tính toán bởi các hoàn cảnh, tự sát nhuốm màu bí ẩn. Song, hiểu những cảm xúc và suy tư của người đang dự tính quyên sinh thì phần nào thấy rõ ràng hơn.

Tưởng tượng mình đang trải qua một nỗi đau lặng thấm chỉ muốn nổ tung và bùng vỡ, khiến cho phút giây kéo dài như hàng tiếng đồng hồ. Rồi tưởng tượng nỗi đau ấy dai dẳng đến độ mình nghĩ là nó chẳng bao giờ chấm dứt.

Báo cáo tự sát ghi nhận nỗi đau không dừng ngớt nổi đó.

4. Người tự sát thường suy nghĩ cực kỳ phi lý về những gì họ ưa thích, yêu quý.

Lòng vị tha là một trong những lý do cơ bản khiến bố mẹ giết con.

Nếu tôi nhận thấy mình đang rơi xuống địa ngục không lối thoát thì tôi cũng tin rằng, ai đó mình yêu thương cũng bị hoàn cảnh tương tự và tôi sẽ khởi sự tưởng tượng mình cần ‘giải cứu’ đối tượng yêu thương ấy. Ngoài ra, lý do hàng đầu khiến người đang dự tính tự sát không hoàn thành sự vụ, vì họ nghĩ việc đó sẽ tàn phá những người yêu thương họ bỏ rơi lại.

Do vậy, nếu tin mình không còn lựa chọn nào khác ngoài cách tự sát thì tôi cần cứu nguy những người tôi yêu thương bằng việc cho họ tự sát cùng mình; nếu không, tôi có thể bị lâm vào trạng thái đớn đau, cuồng nộ và cay đắng rằng mình nắm giữ đối tượng yêu thương vì thù hận.

Bất luận lý lẽ ra sao đi nữa, kẻ khốn khổ trở nên cực kỳ phi lý khi đang trải nghiệm nỗi đau to lớn xâm chiếm toàn bộ tâm trí anh/ chị ta.

5. Đa phần đối tượng cần tới dịch vụ sức khỏe tâm thần đã không hề được thụ hưởng nó.

Hiện không rõ thống kê ở Việt Nam ra sao. Điều tra quy mô ở Hoa Kỳ, khoảng 14-22% trẻ em được chẩn đoán mắc các rối loạn tâm lý khác nhau song chỉ tầm 20% trẻ em được chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Tại Việt Nam, vấn đề càng phức tạp hơn bởi liên quan đến những huyền thoại sai lạc về tác dụng của tham vấn và tâm lý trị liệu.

6. Khủng hoảng = nỗi đau + cơ hội.

Tất cả chúng ta đều ao ước khỏi phải tuyệt vọng trước những bi kịch mà báo chí đăng tải ì xèo.

Dẫu lựa chọn những phương thức đối phó khác nhau, song tất cả chúng ta đều có cơ hội để cùng nhận ra sự tàn phá hết sức đáng quan ngại vì cứ lần lữa không chữa trị những cơn đau thuộc sức khỏe tâm thần.

Nhờ thế, dần dần chúng ta có thể tạo cam kết trong quyết tâm phá bỏ định kiến về trị liệu tâm lý— cách thức thực hành làm thuyên giảm, lành lặn những nỗi đau tương tự.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top