Trà đá, rượu bẩn và trái tim kẻ lạ– kết nối vòng vo rất người

Nói của đáng tội, chứ chẳng mấy khi nếu như không dại dột tự thú thẳng thắn rằng, họa hoằn vô thế lắm tôi mới chủ động lựa chọn cái món trà đá vỉa hè; phần vì chán ốm trò phơi mông, phần muốn nôn do từng chứng kiến cảnh chủ quán pha chế…

Hình như vừa kết thúc tháng phong trào an toàn vệ sinh thực phẩm hay sao mà thấy báo chí tương vào mặt anh, chị em lê la thú xô bồ nổ vặt bài này.

Theo quan sát của chúng tôi, trong vòng 1 tiếng đồng hồ, có tới hàng chục chiếc cốc được khoắng vào đây nhưng chị L. vẫn chưa một lần thay nước.

Theo bác Bình, một chủ quán trà đá quen thuộc của tôi trong phố Pháo Đài Láng, nước trắng dùng để pha chế trà đá tại các quán ở vỉa hè, đa số là nước lã. Chỉ có những quán bán tại nhà thì may ra nước mới được đun sôi.

“Những quán trà đá ở Mỹ Đình, xa khu dân cư, mỗi ngày bán đến hàng trăm cốc thì lấy đâu ra nước đun sôi hay nước lọc mà dùng. Hơn nữa, mỗi cốc trà đá có nơi vẫn bán 1.000 đồng, nếu dùng nước lọc, chè xịn, đá sạch mà pha thì chủ quán chỉ có lỗ vốn”, bác Bình chia sẻ.

Chính xác, chuyện nước nôi tệ hại í hầu hết mọi người đều rõ từ lâu, song ai cũng làm ra vẻ chẳng hề biết gì cả; thậm chí, tin chắc, chiều tối nay và những ngày tháng mùa hè sắp tới, thiên hạ vẫn cứ vô tư trà đá vỉa hè.

Và đây là lúc thuận tiện để kết hợp thổ lộ bí mật: người khác cơ chừng trải nghiệm nỗi niềm khốn khổ hơn nhiều so với sức ta tưởng tượng.

Theo nghiên cứu, đa phần chúng sinh quen phỏng đoán dưới mức trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của kẻ khác; chính tri giác sai lệch này lưu giữ mãi một hoang tưởng tập thể khiến tất cả chúng ta gắng sức thể hiện ra hạnh phúc cực kỳ phi thực, bởi vì chúng ta cho đó là chuẩn tắc.

Theo nhóm nghiên cứu, lý do dường như nằm ở sai sót quy cho/ hiệu ứng quy cho căn bản (fundamental attribution error): người ta ứng xử không đúng đắn với hoàn cảnh khi so sánh hành vi bản thân với hành vi người khác.

Kết quả phát hiện trên góp phần phơi tỏ tính phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật mang chất sầu đau, đặc biệt là bi kịch; bởi trong sự thảm khốc hư cấu, người xem được có cơ hội chứng kiến ‘những điều khủng khiếp ở đời‘ thì thường hay cảm thấy ‘mệt lử do buông theo các cảnh trí’ mà dẫn lời văn sĩ Checkhow, nhờ thế ‘giúp họ giải thoát khỏi bệnh lý hóa những trải nghiệm xúc cảm đau buồn của bản thân‘.

Có lẽ, những nỗi đau riêng tư khiến chúng ta trở nên thân thuộc. Nhìn từ góc độ này, câu chuyện đại gia thách 5 tỷ đồng tìm ra rượu bẩn quả thật rất biết cách giới thiệu sản phẩm.

90% người Việt đang sử dụng những loại rượu cỏ, rượu lậu, rượu trôi nổi, rượu nấu thủ công còn chứa rất nhiều hợp chất độc hại. Nhưng họ không ý thức được điều đó, tôi rất ngạc nhiên là nhiều trí thức hẳn hoi khi về quê vẫn có thói quen xách lên bình rượu nấu thủ công. Thực sự các loại rượu đó không hề an toàn cho sức khỏe của người uống.

Thực tế, chúng ta dễ thấu cảm với ai gần gũi mình cả về mặt xúc cảm và xã hội; nên chi, một nghiên cứu mới đây chỉ ra những cảm xúc giả tạo của trạng thái kết nối với một người lạ là đủ giúp ta phản ánh cảm xúc, thậm chí, nhịp tim của họ! (Ai nốc rượu bia bí tỉ rồi mới không nhận ra tim mạch đập nhanh, mạnh thế nào).

Điểm đáng chú ý nhất qua nghiên cứu vừa nêu, là nhận định của nhóm tác giả: về mặt tâm lý, bản ngã và kẻ khác có thể mờ nhòe đi.

Ngay cả những quan hệ xã hội thoáng chốc tí xíu thôi cũng có thể đem lại cho người ta trải nghiệm các trạng thái sinh lý và tâm lý thông thường. Nếu các mối dây ràng buộc xã hội ngắn ngủi còn có thể gây được tác dụng đến vậy, mức độ trải nghiệm tâm lý của các cá nhân lúc nhịp đôi với trải nghiệm tâm lý ở kẻ lạ sẽ còn có thể lan tỏa rộng khắp hơn những gì hiện tại chúng ta am hiểu.

Giờ thì bạn dễ dàng thông cảm cười xòa khi thấy quần chúng nhân dân cứ tụ tập trà đá vỉa hè, ồn ào rượu quê bia cỏ rồi chứ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top