Sức khỏe tâm thần– đã nhắc, đang nhắc và sẽ tiếp tục nhắc mãi

Dù đang là tháng Năm, mới được nửa chặng đường và chưa tới Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 2011, song blog Tâm Ngã theo thông lệ (từ phiên bản cũ Cái tôi) vẫn xem trọng việc lưu ý độc giả về sức khỏe tâm thần.

Có thể hiểu, sức khỏe tâm thần (mental health) đó là cách ta suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử trước những biến chuyển trong đời.

Sức khỏe tâm thần lành mạnh giúp ta đưa ra các quyết định và xử lý tốt hơn những căng thẳng hàng ngày xảy đến ở nhà, nơi làm việc và tại gia đình. Đôi khi, ta cần giới chuyên môn trợ giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần bản thân, nhất là khi những vấn đề hoặc cảm nhận có vẻ vượt ngoài sự kiểm soát của mình.

Dưới đây là một vài dữ liệu sức khỏe tâm thần tại Hoa Kỳ.

* Cứ 4 người dân Mỹ thì có 1 người trải nghiệm một rối loạn tâm thần nào đó mỗi năm, theo Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (NIMH).

* Trạng thái căng thẳng tinh thần kéo dài (chronic stress) có thể ảnh hưởng tới cả sự an lạc của thân xác và tâm lý, do nó gây ra một lọat các vấn đề khác nhau: lo hãi, nôn mửa, đau cơ, huyết áp cao và khiến hệ miễn dịch suy yếu.

* Một cuộc thăm dò ý kiến 2009 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) phát hiện, 75% người trưởng thành cho biết họ trải nghiệm các mức độ căng thẳng từ vừa phải tới cao (24% cực độ, 51% trung bình) và gần một nửa nói là năm ngoái sự căng thẳng tinh thần của họ tăng lên (42%).

* Theo điều tra 2008 do APA kết hợp với Harris Interactive thực hiện cho thấy, 25% người Mỹ không được tiếp cận thỏa đáng các dịch vụ sức khỏe tâm thần và 44% bảo họ không được gộp vào hoặc không chắc mình có thuộc diện đó.

* Nghiên cứu gần đây, 68% dân Mỹ không muốn người mắc bệnh tâm thần trở thành dâu rể trong nhà và 58% không muốn làm việc chung sở với đối tượng này.

Làm thế nào chúng ta có thể giúp mọi người lĩnh hội về tầm quan trọng của việc có sức khỏe tâm thần tốt, giảm thiểu định kiến, đối đầu trước những thách thức do hành vi và lối sống thay đổi, đồng thời kiếm tìm các dịch vụ trợ giúp khi cần thiết?

Nhân tiện, xin cập nhật vài thông tin liên quan tới Tâm thần phân liệt (TTPL): thay cho việc sử dụng các test tiếp cận từ góc độ sinh học lâu nay, giờ người ta đo “sóng não”/ điện não đồ (EEG) để phát hiện nguy cơ; đặt nghi vấn, bàn cãi về mối liên quan giữa TTPL và mức độ IQ kém cỏi; nhận thấy bệnh nhân TTPL có sự mất cân bằng giữa việc gây ra hay không những chất có tác dụng kháng viêm như prostaglandin

0 thoughts on “Sức khỏe tâm thần– đã nhắc, đang nhắc và sẽ tiếp tục nhắc mãi”

  1. Vâng, cô bạn gái cháu đang cảm thấy hết sức buồn khổ, thậm chí là bảo muốn tự sát vì cảm thấy quá bi đát trong tình yêu với zozo – “em không thể đợi anh mãi được – biết bao giờ anh mới trở về tâm trạng bình thường” thế mà từ trước đến nay zozo vẫn nghĩ cô nàng nhà mình cứng rắn lắm…

    1. Tôi đoán chắc bạn zozo đang trải qua giai đoạn khó khăn trên tiến trình chống chọi với rối loạn tâm thần vướng phải.

      Để một mối quan hệ thực sự bền vững, dài lâu thì thay cho việc mong mỏi một cam kết mạnh mẽ hơn, đúng hơn cần sự cam kết tương xứng, công bằng ở cả đôi bên.

      Liệu đã đến lúc bạn zozo nên trao đổi sâu sát tình hình một cách trực tiếp, gợi ý bạn gái tâm tình với người tin cậy, hiểu biết đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp của giới chuyên môn ngõ hầu gìn giữ, củng cố mối quan hệ gặp cơn sóng gió?

      Lời cuối, yêu thương là đáng giá vì yêu thương quan hệ cùng ai đó rốt ráo cũng là hành trình hiểu biết và nhận diện chính đối tượng yêu thương miên viễn: cái tôi của chính bản thân mình.

      Cầu chúc bạn zozo bình yên,

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top