Đọc ý kiến bình luận của bác sĩ tâm thần về chuyện vong nhập, thấy cứ trờn trợt thế nào.
Theo Bác sỹ Côn, những người tự nhận mình nhìn thấy vong, tự xưng mình là con của thần thánh bị xếp vào nhóm bệnh “Hội chứng lên đồng” – mục F44.3 trong Bảng phân loại Bệnh tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
“Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình có khoảng hơn 10% các bệnh nhân vào điều trị chứng tâm thần phân liệt có biểu hiện hoang tưởng, nghĩ mình nhìn thấy ma quỷ, mình là con của thần thánh. Sau quá trình điều trị kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý để động viên, giải thích, hầu hết các bệnh nhân này bình thường trở lại” – Bác sỹ Côn cho biết thêm.
Nghe rất bài bản, song tìm hiểu kỹ thì chẳng ổn cho lắm. Đây là đoạn trích của ICD-10, tại mục F44.3 (Rối loạn lên đồng và bị xâm nhập)
Rối loạn trong đó có sự mất tạm thời cả ý thức về đặc tính cá nhân lẫn ý thức đầy đủ về môi trường xung quanh. Chỉ đưa vào nhóm này các tình trạng lên đồng không tự ý hay không mong muốn, xảy ra bên ngoài các hoàn cảnh được chấp nhận về mặt văn hóa hay tôn giáo.
[ICD-10// Bộ Y tế. Bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật lần thứ 10 (Việt-Anh). Hà Nội: Nxb. Y học, 2007, tr.227]
Lên đồng không phải hiện tượng quá xa lạ trong đời sống văn hóa Việt.
Cần nói rõ, blog Tâm Ngã tuyệt không bày tỏ sự ủng hộ hoặc xiển dương cho vụ việc, cá nhân làm ăn nhố nhăng được nêu đầu bài viết.
Thường người ta thấy các cảnh lên đồng trong các nghi lễ tôn giáo: hòa trộn độ căng chuyển động, âm nhạc và trạng thái tâm thần dẫn tới sự chuyển đổi, thay thế các trạng thái ý thức hết sức sâu sắc.
Là một thành phần căn bản của hầu hết các tôn giáo, lên đồng gợi nhắc cực kỳ đặc trưng trong tâm tưởng dân gian với sự ‘tà thuật’– vốn cũng khá thông thường trong nhiều dòng phái Công giáo.
Lên đồng (trance) hay được kéo gộp vào với sự ‘phân ly’ (‘dissociation’)–định nghĩa đầu tiên do nhà tâm thần học Pháp Pierre Janet nêu ra– như là ‘sự phân ly hóa của vô thức thuộc các chức năng tâm thần tích hợp hết sức bình thường’.
Phân ly gồm hàng loạt các hiện tượng như thôi miên (hypnosis), phản ứng với sang chấn, lên đồng và một số dạng thức bị bà nhập (spirit possession), hysteria, rối loạn phân ly (conversion disorder) và gây nhiều tranh cãi nhất– rối loạn đa nhân cách.
Một trong những hướng dẫn tốt nhất để trải nghiệm và học hỏi khoa học Thần kinh ẩn bên dưới các trạng thái này là bài báo của hai nhà Nhân học.
Mời xem một vidéo ngắn kèm trang về hiện tượng bà nhập.
Cơ chừng đang gia tăng mối quan tâm nhằm hiểu biết về mặt khoa học thần kinh các trạng thái lên đồng, với cái nhìn tốt hơn về cả cách chúng xảy ra và làm thế nào chúng được sử dụng như thành phần căn cốt trong đời sống xã hội của mọi nền văn hóa trên thế giới: cung cấp bằng chứng trêu ngươi cho một lý thuyết cũ mèm lý giải vì sao thôi miên, ám thị (suggestion) và hysteria kết nối với nhau.
Nhà thần kinh học Jean-Martin Charcot tin có tồn tại mối liên hệ này vì bản thân ông từng kích thích hầu như các khía cạnh hysteria thông qua ám thị ở những cá nhân nhạy cảm; hysteria hiện nay là chẩn đoán đặc trưng của rối loạn chuyển đổi (conversion disorder), với biểu hiện là người ta có vấn đề về thần kinh dù hệ thần kinh của họ dường như đang hoạt động theo trật tự hoàn hảo.
Phát hiện khoa học tới giờ là tất cả chúng ta có năng lực nhất định để người khác ám thị rồi thay đổi trạng thái tâm thần của bản thân. Điều này không phân phối đồng đều giữa người và năng lực thì cũng bình thường thôi, tựa như các nét tính cách tâm lý, và chúng ta biết nó đa phần thuộc gene và có bằng chứng cho thấy nó liên quan tới những sự khác biệt trong cấu trúc não.
Nói thêm tí về sự ám thị. Trái với huyền thoại dân dã, nếu đang trải nghiệm tác động của ám thị thì tâm trí ta không ‘bị kiểm soát’ đâu, và chuyện này cơ bản tương tự như đang xem một bộ film vậy; thực tế, ta có thể thoát ra vào bất cứ lúc nào, vấn đề là ta không quyết định vì e sợ hoặc vì thích thú xem film.
Những người rất dễ dàng bị ám thị có thể cho phép ám thị bị liệt, quên bẵng hoặc thậm chí, thấy những ảo giác.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới trải nghiệm về một lần tham gia buổi điều phối của chuyên gia sử dụng nguyên tắc 5 Nhịp điệu; đó quả là dịp được thoải mái thả lỏng bản thân và nhận ra nhiều biến chuyển đầy mộng mị, thi vị.
Lời cuối, mong sao tại Việt Nam sẽ không bao giờ xảy ra kiểu dạng tai họa nhảy múa và cơn điên tập thể có liên quan tới nghi thức bà nhập và lên đồng thời hiện đại, đã được y văn ngoại quốc ghi lại thật kinh hoàng.