Câu trả lời duy nhất đúng: họ không hề vướng bận chi cả!
Tôi quan tâm tới sự kiện giật giân siêu khủng này vì biết nó đã làm tiêu tốn gần 100 triệu dollars để tuyên truyền rộng khắp tin tức; mạng báo điện tử ở Việt Nam cũng linh hoạt đưa tin rầm rộ: đây, đây và đây…
Bây giờ đã sắp hết ngày 22.5 rồi; với những ai hoài nghi, thời điểm này là dịp tốt để cười cợt, la ó.
Kỳ thực, với các tín đồ chuẩn bị cho việc thế giới sẽ gánh lấy đại họa vào 21.5.2011, họ chẳng thực sự phải đương đầu khi thời gian mặc định ấy trôi qua và thế giới vẫn yên bình.
Bởi vì với họ, sự va đập lớn giữa lý thuyết họ tin và sự kiện thực tế chưa từng xảy ra.
Bởi vì, họ đã và đang củng cố lý thuyết đủ đảm bảo các sự kiện gây tranh cãi nêu trên không thể gây rắc rối cho tính tích hợp của lý thuyết.
Tâm lý của những người xử lý với sự tiên tri thất bại càng giúp kẻ ngoài cuộc chúng ta hiểu thấu hơn tại sao niềm tin lại trở nên đàn hồi và mạnh mẽ hơn bao giờ đến vậy.
zozo đọc bài báo thì chú ý thông tin này: “Trong khi trên khắp đất Mỹ, một số người đang dành hầu hết thời gian còn lại để tận hưởng cuộc sống trước Ngày Tận Thế” Có vẻ như ai cũng thế nhỉ, như những bệnh nhân ung thư vậy, khi cái chết được thông báo trước là sắp đến rồi thì người ta mới lại bắt đầu sống hay hơn trước, người ta mới có vẻ tận hưởng hơn. zozo cũng không rõ tại sao lại vậy?
Bạn zozo, tự dưng đưa mình cuốn theo vào diễn trình ngẫm ngợi về chuyện đó có vẻ là công việc thu hút ghê nhỉ.
Tựa tâm trạng tiếc nuối của kẻ chơi ù cảm thấy sắp tan cuộc mà chẳng còn cơ hội bày đặt lại lần nào nữa, khi buộc phải/ bị động đứng trước tình huống giả định/ chắc chắn mất hết thì e hầu hết người ta sẽ vỡ òa cả nỗi sợ hãi, kèm mặc cảm tội lỗi lẫn niềm háo hức sống cực kỳ mãnh liệt.
Điều kỳ cục nhất, thực tế mấy ai sống trọn vẹn tuổi trời cho, song cứ lo kéo dài thêm mãi hoặc vội cuống vội quýt…
Ôi, người ơi người!
—