Người lao động trong các doanh nghiệp cần được đào tạo về kỹ năng chính trị

Tin tức trên mạng nóng dẫy lên từng ngày vì vụ tàu hải giám Trung Quốc vi phạm vùng biển rồi sự kiện tàu quân sự Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam.

Hiện cũng đang lan truyền một văn bản được cho là của lãnh đạo Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh lưu ý, nếu sinh viên nào cố tình tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc trong việc tranh chấp biển Đông vào Chủ nhật 05.6 tới đây và có tên trong danh sách Công an gửi về thì sẽ bị nhà trường kỷ luật với mức cao nhất là đuổi học.

Đây đúng là lúc lòng yêu nước thúc giục, bị thử thách và trong hàng lọat phản ứng khác nhau của công luận, khá ấn tượng là sự biểu hiện tẩy chay Tàu khựa của giới doanh nghiệp.

Kính thưa quý khách!

Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Việt Nam. Giống như một kẻ côn đồ chạy vào sân vườn của chúng ta phá họai hoa màu rồi còn nói đó là điều bình thường.

Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh  thần của người yêu nước CANA [công ty Cana Travel] tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và  tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web.

Thực tế này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà lâu nay, các nhà tâm lý học Hoa Kỳ vẫn không ngừng kêu gọi doanh nghiệp đào tạo kỹ năng chính trị cho nhân viên các phòng ban của mình.

Khuyến cáo này đưa ra sau khi có bằng chứng xác thực rằng, sự thỏa mãn công việc của nhân viên với các kỹ năng chính trị thấp sẽ bị sút giảm khi họ đang họat động trong một môi trường làm việc mà họ tri nhận là mang tính chính trị rộng khắp– nơi người làm thuê thể hiện mối quan tâm theo hướng thiết lập các thỏa ước và tạo ra các quyết định thuộc tầm tổ chức, cơ quan.

Hai tác giả của nghiên cứu trên đã hỏi 220 nhân viên một công ty quản lý tài chính về các kỹ năng chính trị, cảm nhận về những quyết định của tổ chức mang tính chính trị và sự thỏa mãn công việc của chính họ.

Kỹ năng chính trị được đo lường bởi khẳng định của đối tượng tham gia điều tra với những phát ngôn như ‘Tôi tiêu tốn nhiều thời gian và công sức trong mạng lưới công việc với những đồng nghiệp khác“.

Cảm nhận về những quyết định của tổ chức chịu ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị nội tại được đo lường bởi khẳng định của đối tượng tham gia với những phát ngôn như “Tôi nhìn nhận các quyết định của tổ chức cơ bản dựa trên những điều này nọ hơn là việc kinh doanh phải thực hiện, kiểu như nhu cầu về một số thứ cần thiết chẳng hạn.”

Cuối cùng, sự thỏa mãn công việc được đo lường khi người ta khẳng định với các phát ngôn tựa như “Tôi cảm thấy khá hài lòng với công việc hiện tại.”

Kết quả, 105 nhân viên (tuổi trung bình là 44) đã trả lời cho các câu đã nêu. Trong đó, số nhân viên tự cho mình có kỹ năng chính trị cao thì cảm nhận các quyết định chịu ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị nội tại đã không hề liên quan với mức độ thỏa mãn công việc; ngược lại, số nhân viên tự cho mình có kỹ năng chính trị thấp thì ý thức các quyết định của tổ chức chịu ảnh hưởng bởi nền chính trị lại có liên quan với sự thỏa mãn công việc thấp hơn hẳn.

Bởi việc sử dụng những đo lường mang tính hoạt hóa sẵn có nhằm phát triển kỹ năng chính trị của nhân viên, xem xét các kỹ năng và năng lực của những nhân viên thuê mướn mới, rồi truyền thông những lý do phi chính trị của các quyết định mà các tổ chức có thể hỗ trợ cho cá nhân người lao động duy trì một mức độ năng sản cho sự thỏa mãn công việc,” các nhà nghiên cứu kết luận.

Hai tác giả của công trình còn cho rằng, khả năng chính trị vẫn là lĩnh vực chưa được chú trọng đúng mức trong tâm lý học tổ chức và rằng, phát hiện của họ có ứng dụng thực tiễn cho các thủ tục đào tạo, lựa chọn và truyền thông của các tổ chức.

Dưới đây minh họa thời sự Việt Nam trong bài báo đã trích dẫn từ đầu.

Muốn biết chắc hơn chúng tôi quay lại TPHCM nơi đặt văn phòng chính thức của Côn Đảo Explorer để biết chính xác hơn việc này, một nhân viên trực văn phòng là chị Thủy cho thêm thông tin tuy cũng rất ngắn gọn vì tính chất nhạy cảm của vấn đề:

“Dạ đây là một phần về chính trị nên bên công ty của em sẽ không nhận khách quốc tịch Trung Quốc. Nói kỳ thị thì nó cũng không đúng nhưng mà do sếp em đưa ra quy định như vậy. Đây là vấn đề chính trị của Việt Nam nên em cũng không thể giải thích rõ hơn được.”

Phải thành thật thừa nhận rằng chưa bao giờ người ta lại tưởng tượng ra được một doanh nghiệp du lịch lại từ chối nhận khách du lịch từ một nguồn thu lớn nhất là Trung Quốc.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top