Dạo này, trên vòng đường chạy xuất hiện một người đàn ông trung niên bày tấm nilon rồi thực hiện các động tác uốn gập thân hình mê mải; thi thoảng còn thấy một bác già ngồi thẳng lưng dưới gốc cây, mắt nhắm nghiền và hai tay đặt nghiêm cẩn trên đùi…
Xã giao, hỏi chuyện một bạn 8X buổi sáng dậy mấy giờ thì cô í bảo từ lúc sớm mới 5g cơ, ‘để ngồi thiền’.
Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy lợi lạc ngắn hạn cả về mặt thể xác lẫn tâm lý nhờ tập yoga.
Bây giờ, nghiên cứu mới đây so sánh những người luyện tập lâu năm yoga với người tập thể dục đã thành thói quen.
Người tập yoga thường ít bị nhức khớp hoặc đau đầu, so với người tập các bài thể dục liên quan tới tim mạch và tập tạ. Họ cũng đạt số điểm cao hơn về những kỹ năng đối phó và thiền định, điểm thấp hơn về biểu hiện căng thẳng tinh thần (stress)– so với nhóm tập thể dục.
“Khả năng chịu đựng và những lợi ích khác biệt của yoga trong thiền định và giảm thiểu stress nên được nhấn mạnh ở các chiến lược nâng cao sức khỏe dựa vào cộng đồng,” trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu.
Tiếng Phạn ‘yoga’ nghĩa là sự hợp nhất của thân thể, tinh thần và tâm linh như một chuỗi biến thiên của ý thức.
Thực tế, hầu hết mọi người hiểu chưa đúng về yoga. Họ đánh đồng nó bằng với những cử chỉ, tư thế tiến hành trong phòng tập yoga, song chính xác thì đó chỉ là một phần của yoga mà thôi.
Một cách cổ điển, yoga được chia làm 4 kiểu, phục vụ đích đáng cho 4 bản năng cơ bản của con người: sinh thể (being), cảm nhận (feeling), suy tư (thinking) và thực hiện (doing).
Yoga của sinh thể là thiền định (mediation), tự phản ánh (self-reflection), là khả năng tách ra khỏi thế giới của cảm giác và đi tới cội nguồn của suy tư cá nhân. Nó gọi là ‘raja yoga‘.
Kiểu yoga thứ hai là loại yoga của tình yêu thương (love) thông qua quan hệ, và thấu hiểu rằng tình yêu thương là sự thật tối thượng tại trung tâm của sự sáng tạo; nhờ thông qua quan hệ mà chúng ta có thể thoát dần khỏi sự hấp dẫn của trạng thái cuồng dại, giao thiệp, thân mật, đam mê, không dính mắc, ngất ngây– là trạng thái nền tảng căn bản của chúng ta và sự bốc thơm, thổi phồng của tinh thần chúng ta.
Vì vậy, tình yêu và quan hệ là phương tiện thứ phát của việc trải nghiệm tâm linh. Nếu người nào không thấu hiểu tâm linh (spirituality), hãy ngờ vực như thể họ chưa từng yêu bao giờ. Đó là một trải nghiệm tâm linh.
Phương thức thứ ba để hiểu yoga hoặc có trải nghiệm về tâm linh là thông qua sự phục vụ (service). Khi mình thiết lập sự phục vụ mà không có bất kỳ động cơ ích kỷ nào, nó gọi là karma yoga. Rồi thì mình cũng chạm tới cùng miền ý thức mà chúng ta gọi là tâm linh.
Và lối thứ tư để hiểu biết tâm linh là thông qua trí tuệ (intellect), qua tâm trí (mind), các dấu chỉ, qua việc hiểu biết các quy luật của tự nhiên; bởi vì, quy luật của tự nhiên- thực tế- là tâm trí của vũ trụ (universe).
Cầu mong cho mọi chúng sinh, dù già cả hay trẻ nhỏ cũng sẽ đều mê thích tập yoga và thiền định.