Việc Trung Quốc quen thói trò mèo nên tiếp tục lì lợm gây hấn vùng biển Việt Nam rồi tuyên bố điêu toa làm cho công luận trong và ngoài nước bức xúc, tức giận ghê gớm; kết cục, khoảng 8h15′ sáng nay Chủ nhật đã diễn ra lần thứ hai cuộc biểu tình tại Hà Nội thể hiện niềm căm phẫn trào dâng trước âm mưu thâm độc của Tàu khựa.
Chính trong bối cảnh đe dọa vận mệnh và chủ quyền quốc gia như thế, lòng yêu nước nhất định đòi hỏi phải là thứ tình cảm thiêng liêng và thể hiện trách nhiệm gắn bó mật thiết của cả lãnh đạo lẫn người dân.
Mặt khác, tình hình nước sôi lửa bỏng trên mặt trận đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao càng góp phần bộc lộ rõ ràng hơn mối quan ngại nhãn tiền của sự xâm lăng văn hóa và kinh tế do anh bạn láng giềng xấu tính âm thầm tiến hành lâu nay.
Nói thật nôm na, tòa án là hình thức thể hiện sống động nhất cho nhận thức pháp quyền và có vẻ, trật tự pháp luật rối rắm chính vì quyền tự do cá nhân (ngại chữ ‘biểu tình’) và các hình thức họat động của các tổ chức (bắt bớ vì tụ tập ôn hòa) chưa hề được coi trọng và giải quyết đúng mức.
Ngay trong lĩnh vực dân sự, xã hội Việt đang chứng kiến một sự mơ hồ và bàng quan đối với trật tự pháp luật dù nó gắn bó cực kỳ mật thiết với những quyền lợi cốt yếu của xã hội; góp phần điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của đời sống thường nhật, gia đình và xã hội.
Một lần nữa, cái gốc văn hóa được kêu gọi phục hồi; đề cao học hỏi lịch sử dân tộc.
Câu hỏi thế nào là hàng Việt Nam? đi kèm với cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ về phong trào ‘Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam‘ xoay quanh vấn nạn nan giải thôi thúc mỗi một con cháu Rồng Tiên phải biến niềm tự hào thành lối ứng xử thiết thực, cụ thể và hiệu quả.
Hàng Việt Nam khó bán cho người Việt Nam khi dân ta không được cung cấp thông tin và được tổ chức để trở thành cộng đồng những người tiêu dùng thông minh, biết phân biệt các giá trị bên trong với các màu mè sặc sỡ bên ngoài. Không thể chối bỏ một thực tế là hiện có cả thế hệ người tiêu dùng mới, “sành điệu” nhưng “cả tin”, “cả thèm nhưng chóng chán”, với tâm lý sính ngoại và thói quen “khẳng định đẳng cấp” qua thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.
Đây là động thái thật đáng xiển dương: Doanh nhân và lòng tự trọng công dân; không chỉ đơn thuần vận động toàn dân tẩy chay, giới này đã đề ra đối sách vượt được hàng Trung Quốc.
Một con số được tập trung phân tích: trong 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc hơn 4 tỉ USD. Cơ cấu nhập hàng của Trung Quốc được công bố là: 5% hàng tiêu dùng, 55% nguyên phụ liệu và 25% máy móc thiết bị. Đa số hàng nhập khẩu là nguyên phụ liệu đặt ra nhu cầu cần đầu tư cho công nghiệp phụ trợ nhưng “tiền nào của nấy”, ham rẻ thì cứ mua công nghệ, thiết bị lỗi thời, kém chất. Có ý kiến doanh nghiệp thắc mắc về tỷ lệ nhập máy móc thiết bị (25%) khi nhắc đến 41 dự án trọng điểm quốc gia do 30 công ty Trung Quốc thắng thầu EPC đang thực hiện (số liệu do Bộ Công thương cung cấp tháng 7.2009). Mỗi năm, nước ta đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tới 25-30 tỉ USD, chiếm 35% GDP quốc gia mà riêng vật tư, thiết bị máy móc chiếm tới 10-12 tỉ USD. Có đến 90% các dự án trọng điểm về điện, dầu khí, viễn thông, cơ khí, hóa chất và 100% dư án khai khoáng đều do các công ty Trung Quốc trúng thầu. Thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, vì tất cả các dự án thầu dạng EPC (tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp, vận hành) là cơ sở pháp lý để phía Trung Quốc được nhập vào nước ta lao động và vật tư, thiết bị; từ bù-loong ốc vít tới lao động phổ thông.
Thiết nghĩ, để không chấp nhận bị phụ thuộc và tránh tình trạng ngày càng cuốn quá sâu vào nền kinh tế nước khác, một lần nữa, người Việt cần thể hiện lòng yêu nước và nhận thức pháp quyền thông qua việc tự nhận thức về ước muốn tiêu xài, nâng cao lòng tự trọng công dân, đồng thời góp phần cùng nhau đoàn kết, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, vững mạnh.
Đồng quan điểm với bà Kim Hạnh, đại biểu Nông Thị Lâm (Lạng Sơn) cũng cho biết, tại nhiều cửa khẩu, các mặt hàng Trung Quốc tràn ngập tại các chợ ở quận, huyện của thành phố. Hàng Trung Quốc bán giá rẻ chỉ bằng 1/4 so với nhiều mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.