Bắt chước, được nhiều mật thiết

Lúc bắt đầu gặp gỡ và khởi sự chuyện trò, thường chúng ta khá khác biệt, nói với nhịp điệu không giống nhau, ít hoặc nhiều sinh khí đi kèm với việc sử dụng các từ ngữ có thể vô cùng xa lạ…

Rồi sau đôi ba khoảnh khắc trao đổi, dần chúng ta thấy mình dùng tốc độ phát ngôn tương tự, ngả người nghiêng về hướng đối tượng hơn, thậm chí còn hào hứng ví von xài lại câu chữ của phía bên kia…

Theo nghiên cứu về sự bắt chước, điều này xảy ra hoàn toàn tự động giữa các cá nhân. Sao cóp những lối biểu đạt, cách thể hiện riêng này nọ, hoặc ngôn ngữ đặc thù của người khác dễ khiến cho việc giao tiếp trở nên thuận lợi hơn và chứng tỏ mình chia sẻ sự tương đồng, phổ biến.

Kết quả, mọi người thích nhau hơn.

Chia sẻ động dung khuôn mặt có thể còn làm tăng thêm sự đồng cảm– giúp người ta hiểu mình đang cảm thấy ra sao

Điều hơi đáng tiếc sẽ khiến cho hiệu ứng này hạn chế phát huy, như nghiên cứu gần đây chỉ ra, nếu các  cơ mặt bị hỏng hóc, suy kém (ví dụ, tiêm Botox): các cơ mặt ngăn cản việc lây nhiễm hoặc biểu lộ cảm xúc.  Nói khác, khả năng diễn tả khuôn mặt người khác hết sức quan trọng để hiểu anh ấy/ cô ta đang cảm thấy thế nào.

Bắt chước, tất nhiên, cũng được ứng dụng trong giao tiếp văn bản. Nghiên cứu cho thấy, người ta nắm bắt thật tự nhiên phong cách viết lách của kẻ khác.

Tỷ như, khi đáp ứng với một câu hỏi văn bản, những người tham gia hầu như hay dùng tương tự các tình từ, giới từ, v.v…

Đi xa hơn, giới nghiên cứu xem xét các cứ liệu lịch sử là thư từ trao đổi giữa các nhà tâm lý học nổi tiếng như Sigmund Freud và Carl Jung, hoặc giữa các thi sĩ lừng danh như Elizabeth Barrett Browning và Robert Browning.

Với những cặp đôi này, nét tương đồng trong viết lách được tìm thấy nhiều lần thể hiện sự tương giao hài hòa và hạnh phúc giữa họ.

Lần tới, xin cố gắng bắt chước cho thật tốt, thay vì chỉ đơn giản thể hiện dạng thức xu nịnh, tâng bốc; bởi nó thậm chí, còn có thể cải thiện quan hệ của ta nữa đấy.

0 thoughts on “Bắt chước, được nhiều mật thiết”

  1. Ngoài việc bắt chước cách diễn đạt của đối tượng mình giao tiếp để 2 bên hiểu nhau, Zozo còn thấy lối bắt chước cách giao tiếp khác, nhưng có tính tiêu cực nhiều hơn, mà có thể được gọi là “mèo nhà mượn oai sư tử”… Chẳng hạn ở một diễn đàn về Osho, mọi người ở đó đều đọc sách của Osho, khi tham gia thảo luận, Zozo thấy có khá nhiều thành viên áp đặt kiểu cách nói chuyện của Osho, đặc biệt trong lúc có tranh cãi, giọng điệu lại càng có vẻ sao chép hơn…

    1. Ngộ nhỉ, chẳng lẽ đây là dấu hiệu chứng tỏ chỉ có thực hành mới đích thị tạo ra cái chân thật, đáng giá còn những tranh biện duy lý này nọ rất nhiều khi đã tự bôi xóa ngay chính cái căn cốt tốt đẹp mà mọi người vì thế tụ hội về với…?

      Giao tiếp, theo điệu Osho, được hiểu như thế nào hả Zozo?

  2. Zozo có thể đọc một đoạn nào đó và có thể nói nó có theo điệu Osho hay không, nhưng bảo cụ thể chi tiết như thế nào là điệu của Osho thì khó. Tất nhiên thì Zozo cũng hiểu chuyện ảnh hưởng giọng văn của người khác, bởi vì đơn giản khi đọc khá nhiều sách hoặc bài viết của ai đó thì bị ảnh hưởng là điều tất nhiên, nhưng Zozo không khoái lắm kiểu bị “mất hẳn giọng riêng” của mình và thế vào giọng người khác, đặc biệt khi thảo luận bình thường thì thấy ít khi mượn giọng, tranh cãi mới lại hay mượn giọng, điều đó chứng tỏ là người phát ngôn dường như chủ động lượn sang lối lập luận được cho là mạnh mẽ hơn để chiếm ưu thế và né tránh cách phát ngôn đặc thù của bản thân vốn bị cho là không hấp dẫn mấy với người khác.

    Việc mượn giọng của thần tượng có thể cho người ta cảm giác là mình đang cùng sở hữu trí tuệ như thần tượng của mình, tất nhiên thì thực tế điều đó không đúng rồi, cho nên lạm dụng điều này chỉ nuôi thêm ảo tưởng, và giữ người ta vào trạng thái như cũ.

    1. Vậy, rốt cục giọng lại là câu chuyện định dạng bản thân?

      Nhân trao đổi với Zozo để ý mới thấy trên Twitter, một follower chủ yếu tạo đường dẫn tới OshoVietNam; tôi không thực sự biết rõ họ giao tiếp, tranh luận thế nào chỉ thấy có đề mục về sự khác biệt giữa Krishnamurti và Osho… nghe có vẻ hay.

      Đây là trích đoạn tôi khá ưa thích: cuộc sống là hoàn hảo.

  3. “một follower chủ yếu tạo đường dẫn tới OshoVietNam…”

    Cái trên Twitter do Zozo làm đấy ạ, Zozo là thành viên của diễn đàn OshoVietNam, nhưng không liên quan gì đến ban quản trị trang web, chỉ là thành viên thông thường. OshoVietNam cũng có trang Facebook để mọi người giao lưu và nó đã thực hiện rất tốt chức năng nhưng trang này lại khó truy cập ở Việt Nam nên Zozo mới nảy ra ý định làm thêm cái Twitter…

    Sách của OshoVietNam theo thông tin mà Zozo được biết là do bác Ngô Trung Việt dịch, bác ấy dịch được hơn 70 cuốn rồi, hiện đã có gần 50 cuốn ebook được đưa lên. Sách được sự chấp thuận xuất bản ấn bản điện tử vì mục đích phi lợi nhuận bởi Osho International Foundation (OIF).

Leave a Reply to bokhimemeo Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top