Trầm cảm tuổi mới lớn: cả âm nhạc lẫn facebook đều không phải là nguyên nhân

Mặc dù nghiên cứu đăng tải chính thống không hề phát hiện rằng nghe nhạc gây nên trầm cảm ở các đối tượng tuổi mới lớn (teenagers), một số bài giới thiệu trên phương tiện đại chúng và chuyển ngữ vẫn để lại ấn tượng như vậy.

Dẫu nhóm tác giả đã báo cho biết trước trong văn bản khá rõ ràng rồi, song đa phần độc giả cứ thích tin thế có lẽ bởi vì họ không hiểu sự khác biệt giữa tương quan (correlation)– mức độ các vấn đề, sự việc xảy đến cùng nhau– và nhân quả (causation) chăng?

Các nhà nghiên cứu của trường Y thuộc đại học Pittsburgh tiếp xúc bằng điện thoại tầm khoảng 60 lần với 106 em mới lớn hơn 5 tuần để tìm hiểu về sự dùng phương tiện truyền thông của các em trong thời gian đó.

46 em được chẩn đoán là mắc rối loạn trầm cảm điển hình (MDD). Trong 5 họat động truyền thông (TV hoặc phim ảnh, âm nhạc, video games, internet và các media dưới dạng giấy in như sách, báo, tạp chí), chỉ nghe nhạc và đọc là có tương quan với trầm cảm.

Nói khác, em nào bị trầm cảm thì hầu như đặc biệt rất thích nghe nhạc và ít mê đọc hơn, so với những em không mắc trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu kết luận thích đáng là mối liên quan không chứng tỏ tính nhân quả (causality).

Rối loạn trầm cảm điển hình liên quan dương tính với  việc nghe nhạc bình dân và âm tính với việc đọc phương tiện truyền thông bằng giấy in như sách chẳng hạn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ khả năng liên đới và độ gắn bó của các mối quan hệ này giúp hiểu biết tốt hơn những mối liên hệ giữa việc sử dụng media và MDD.

Không đáng ngạc nhiên lắm. Một trong các dấu hiệu của trầm cảm là thu mình (withdrawal).

Với các thế hệ trước đây, tuổi mới lớn trầm cảm thường nhốt mình trong phòng và nghe nhạc từ các máy âm thanh lập thể (stereo). Bây giờ, những IpodsMP3 khiến các em thừa khả năng tự tách mình ra ngay khi hiện diện cùng những người khác. Phát hiện tuổi mới lớn dành ít thời gian cho việc đọc dường như thuộc về sự tập trung kém–  một triệu chứng trầm cảm khác.

Đáng lưu ý, đôi lúc chính các nhà nghiên cứu có vấn đề trong diễn giải kết quả mang tính tương quan. Khám phá giả định về ‘trầm cảm do facebook‘ là ví dụ điển hình.

Báo cáo lâm sàng đăng trên trang Pediatrics đã kết nối trầm cảm tuổi mới lớn với thời gian họ sử dụng facebook.

Theo đó, nhóm tác giả tạo ra thuật ngữ ‘trầm cảm facebook‘ được họ định nghĩa là “trầm cảm phát triển khi lứa tuổi cập kê (preteen) và mới lớn (teen) tiêu lượng lớn thời gian trên các cổng truyền thông xã hội như facebook, và xuất hiện các triệu chứng cổ điển của trầm cảm.”

Nhóm nghiên cứu dấn tới tuyên bố rằng “người vị thành niên, mới lớn khốn khổ vì trầm cảm facebook thường gặp nguy cơ tách biệt xã hội, rồi nhắm tới các cổng internet và blog dễ chứa nguy cơ để ‘chữa trị’ làm tăng thêm việc lạm dụng chất, các hành vi tình dục không an toàn hoặc ứng xử xung hấn, tự hủy hoại bản thân.”

Các kết luận quá mức từ những nghiên cứu đơn lẻ chỉ dẫn sai, làm công luận bỏ mặc các yếu tố nguy cơ mắc trầm cảm từng biết như lạm dụng trẻ em, bắt nạt, tiền sử gia đình và khó khăn trong học tập; thậm chí, nó khiến bố mẹ tin rằng hạn chế thời gian nghe nhạc hoặc dùng facebook sẽ ngăn ngừa được những vấn đề cảm xúc trục trặc, bao gồm trầm cảm.

Quả nếu đúng vậy thì đơn giản thật. Thực tế, truyền thông xã hội có cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tựa như họat động khác của nhân loại. Với trẻ nhỏ và người mới lớn, điều quan trọng là thiết lập sự chân tình ấm áp, duy trì các mối quan hệ thắm thiết tình người nhằm củng cố cảm nhận bản thân đáng giá ở các em. Bệnh lý hóa họat động của chúng chắc chắn không thể đạt được mục đích quan trọng này.

0 thoughts on “Trầm cảm tuổi mới lớn: cả âm nhạc lẫn facebook đều không phải là nguyên nhân”

  1. Nhiều lúc Zozo buồn thì hay lên mạng đọc báo, lướt web hết chỗ này đến chỗ nọ, mà Zozo cũng đoán nhiều người tìm cách này để tạm quên đi sự buồn chán. Nhưng từ sự kiện này mà kết luận đọc báo và lướt web là nguyên nhân gây ra sự buồn chán thì rõ ràng là không đúng rồi, mặc dù hai sự kiện này hay đi cùng với nhau. Cùng lắm thì có thể bảo là nếu Zozo cứ tiếp tục làm như vậy (lướt web hết chỗ này đến chỗ khác) thì nó tạo cơ hội duy trì (hoặc củng cố) buồn chán của Zozo dài ra mà thôi…

    Mà Zozo để ý dạo này trong các bài viết, chú hay sử dụng các hình ảnh đơn giản hơn ngày xưa để minh họa. Trông giống hình tự chụp bằng điện thoại di động.

    1. Vâng, nhóm tác giả của nghiên cứu về ‘trầm cảm facebook‘, như chuyên gia ngoại quốc chỉ rõ, đã đưa ra kết quả mà không dựa vào nghiên cứu tương quan; ngoài ra, diễn giải của truyền thông đại chúng đến lượt nó, góp phần làm cho khái niệm sai lầm trên thêm lan rộng.

      Về chuyện ảnh ọt thì đúng là tôi dùng mobile phone; cho nó nhanh và lành.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top