‘Trí tuệ cảm xúc’: tạm dừng sôi sục để hiểu biết thấu đáo hơn

Chắc chắn, cụm từ ‘trí tuệ cảm xúc‘ (emotional intelligence) nghe ra quá chừng quen thuộc, không hề xa lạ chút gì với độc giả. Thậm chí, lâu nay EI còn được xem là quan trọng gấp đôi so với chỉ số thông minh (IQ) và người ta cho rằng, 80% thành công phụ thuộc vào EI nữa cơ.

Tạm lắng lòng buông thư tí nhé, thử nhìn lại xem EI rốt ráo là cái món chi chi; đích thị sự thật về nó cần được thấu hiểu như thế nào?

Một thoáng lướt nhanh về trí tuệ cảm xúc

EI rất dễ gây bối rối vì có nhiều cấu trúc khác nhau, mỗi thứ lại được định nghĩa chẳng hề tương tự.

Mô hình dẫn đầu và là mô hình dựa trên nền tảng nghiên cứu lớn nhất chính là mô hình Mayer-Salovey.

Theo đó, EI được xem là khả năng

    • Nhận ra các cảm xúc hết sức chính xác
    • Khởi tạo các cảm xúc đủ để trợ giúp ý nghĩ
    • Thấu hiểu các cảm xúc và kiến thức về cảm xúc
    • Điều chỉnh các cảm xúc nhằm tăng thêm sự tiến triển của trí tuệ và cảm xúc [Mayer, J.D., & Salovey, P. (1997)]

Nói khác, đó là “sự kết nối mang tính hợp tác giữa trí tuệ và cảm xúc“. Mô hình này cũng nhìn EI như một khả năng hoặc tập hợp kỹ năng, hơn là một nét tính cách hoặc món ‘quà tặng’.

Rõ ràng, khung tham chiếu này của EI không tạo nên những tuyên bố mạnh mẽ như mình nghe lâu nay nhỉ.

Những quan điểm kiểu ấy thuộc các mô hình khác mà thực tế thì nhà nghiên cứu sử dụng mô hình này để gắng sức một cách chủ động hầu phơi bày các tuyên bố dân dã song lại không có nền tảng vừa nêu.

Vậy nên, nếu ta mới bắt đầu đọc về EI và băng qua các ganh đua, tranh cãi này nọ thì hãy tỉnh táo giữ thái độ hoài nghi, bởi biết đâu ta lại đang tiếp xúc với điều gì đó chẳng được nghiên cứu hỗ trợ.

Bốn phân nhánh của trí tuệ cảm xúc

Các kỹ năng và năng lực ‘mông má’ EI có thể bị bẻ gãy, gom vào 4 ‘phân nhánh’:

1) Tri nhận và biểu đạt cảm xúc

Chi nhánh này là năng lực nhận ra các dấu hiệu cảm xúc ở người khác, thông qua những thể hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói; bao gồm cả năng lực phát hiện những biểu đạt cảm xúc giả dối.

Nó cũng gộp vào năng lực người ta biểu đạt cảm xúc riêng thông qua cùng những kênh nhắc tới. Ví dụ như người bán hàng biết ngay ai đang sẵn sàng mua hàng.

2) Dùng cảm xúc để hỗ trợ suy tư

Nhánh này phản ánh sự nhạy cảm đối với sự kiện rằng, một số cảm xúc cơ chừng thích ứng với một số kiểu loại suy tư nào đó hơn, và năng lực vươn tới kiến thức hết sức thông minh đòi hỏi đạt được này. Ví dụ, nhà doanh nghiệp biết tâm trạng tốt giúp ông sở hữu những ý tưởng độc đáo cho nên ông kích họat tâm trạng sao đó phù hợp trước khi tiến hành động não.

3) Thấu hiểu cảm xúc

Nhánh thứ ba này phân tích các cảm xúc, một sự nhận thức về các khuynh hướng xúc cảm, và sự hiểu biết những gì thường thành tựu từ những xúc cảm ấy.

Nó chứa năng lực gán nhãn và phân biệt các cảm xúc khác nhau, độ căng của chúng, và những chuyển biến nhất thời giữa những cảm xúc trái ngược nhau. Mức độ cao của kỹ năng trong nhánh này phản ánh mức độ cao của sự tự nhận thức (self-awareness).

4) Kiểm soát cảm xúc

Ở đây trình bày năng lực của cá nhân kiểm soát cảm xúc bản thân và cảm xúc người khác, tương xứng với những mục tiêu riêng biệt, kiến thức bản thân và các chuẩn tắc xã hội. Ví dụ, cậu bé con được dạy đếm đến 10 khi cảm thấy tức giận, hoặc huấn luyện viên thể thao thúc giục đội mình bằng bài phát biểu lan truyền tràn đầy cảm hứng.

Thứ tự các chi nhánh giới thiệu chừng mực năng lực được tích hợp vào phần còn lại của tâm lý con người. Điều này đích thị đòi hỏi phải giải thích kỹ càng hơn nữa.

Nếu tưởng tượng có một nhóm các hệ thống cảm xúc ở bộ não, thì nhánh thứ nhất tích hợp sâu xa nhất vào những hệ thống vặn xoắn, bền chặt này, trong khi nhánh thứ tư sẽ ít tích hợp nhất, và đa phần mở ngỏ biến thể thông qua trải nghiệm.

Điều này gắn khít với những quan sát khác như nghiên cứu thú vị của Paul Ekman khi ông mô tả các nền văn hóa bộ lạc có ít phơi bày với bên ngoài thường hay dùng lối biểu đạt khuôn mặt giống nhau nhằm thể hiện các cảm xúc giống nhau như là phần còn lại của thế giới (nhánh 1), và sự khác biệt giữa các nền văn hóa mà cảm xúc được thể hiện đúng y như nó là (nhánh 4).

Và như thế chốt gọn lại, EI quả rất đáng quan tâm và am hiểu thấu đáo, đặc biệt ta cần trang bị quan điểm thực tế hơn khi nhìn nhận để không bị những thổi phồng, quảng cáo luôn đi kèm theo nó làm lầm lạc, mê hoặc.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top