Đỗ/ trượt Đại học; chọn việc, hành nghề, đi làm; và rồi sao nữa…

Đọc bài giới thiệu nêu tên tuổi cụ thể dân nghèo thủ khoa và cả con nhà giàu trượt kỳ thi Đại học, thấy cách nghĩ lâu nay thực sự không ổn lắm.

Đảo sơ qua tình hình chợ búa thì tiền lẻ mệnh giá thấp bị khi rẻ kinh (làm tôi nhớ hình ảnh xếp vuốt cẩn thận những tờ 200đ của bà cụ Sơn Tây dạo nào); thực tế đời sống nặng nề thế này thì còn mướt đất nước mới vượt qua nổi “tư duy chạy gạo“.

Chính trên nền tảng kinh tế khó khăn, lạm phát cao, hoàn cảnh ăn ở túng thiếu trăm bề càng dễ khiến đối tượng trong cuộc khởi phát ý chí, ước ao cực kỳ mãnh liệt bằng mọi giá đánh đổi– tính vào cả sự hy sinh của gia đình và người thân– để thoát nghèo chống đói, kiếm thật nhiều tiền, xây nhà dựng cửa cao to,  bố mẹ hưởng nhàn, hạnh phúc sang trang…

Ngẫm nghĩ kỹ, đằng sau động cơ tự lực cánh sinh ghê gớm ấy cứ lộ dần một khoảng trống trần trụi rất đời và hoang hoải, bơ vơ đến tội.

Biết thân biết phận là con nhà nghèo nên quyết tâm đầu tư vào sách vở, tu chí học hành, chăm chắm kết quả thi cử đạt điểm thật cao, chọn trường ngon lành dưới góc độ thu nhập nhiều, lấy lại vốn (nói chung) nhanh nhất có thể…

Hệ lụy tất yếu kéo theo là méo mó, thiên lệch trong định hướng nghề nghiệp, mục tiêu làm việc; rồi ra, chất lượng sống cũng cơ chừng chắp vá, phải trả giá quá đắt cho tham vọng đổi đời ngày mới ra trường.

Bao nhiêu người trẻ nghèo khó thành đạt thực sự trở thành hình mẫu đáng noi theo, và quan trọng hơn, có lối sống đáng ngưỡng mộ và bắt chước? Tôi không tin rằng, cô cậu con nhà giàu điểm kém, bằng cấp chẳng ra gì thời xưa ấy về sau lại không thể làm nên chuyện còn đáng nể trọng, kính phục hơn ít nhiều.

Ở đây, có sự tác động của môi trường văn hóa, lối giáo dục gia đình, tính cách bản thân lẫn nhận thức về công việc.

Khi tiền trở thành công cụ giúp ta đạt được mục tiêu sống ở đời, mình tự do chuyển vào một quan hệ mới toàn bộ với công việc. Nghiên cứu cho thấy, có 6 mức độ cần được xem xét cẩn thận:

1. Thấu tỏ, xuyên suốt trong đời sống công việc

2. Tìm thấy một nơi chốn làm việc vui vẻ

3. Có được những đồng nghiệp mình kính trọng và thích làm việc cùng

4. Tìm được một công việc phù hợp với các giá trị tiền bạc của bản thân

5. Hiểu biết động cơ làm việc

6. Củng cố sự tự tin (self-esteem) thông qua công việc.

Soi chiếu mấy lĩnh vực cốt yếu vừa nêu, chắc chắn lý giải rõ ràng cơn cớ vì sao việc đỗ đạt đại học rồi chọn việc, hành nghề, đi làm… của không ít người trẻ vốn xuất thân nghèo khó (dĩ nhiên, khỏi bàn, người giàu cũng khóc mà) rốt cục vẫn tiếp tục là câu chuyện trêu ngươi thiên hạ.

0 thoughts on “Đỗ/ trượt Đại học; chọn việc, hành nghề, đi làm; và rồi sao nữa…”

  1. Hạt bụi TO

    ” Tìm được một công việc phù hợp với các giá trị tiền bạc của bản thân”. Vậy làm sao có thể đo lường được giá trị tiền bạc của bản thân?

    1. thaiphacngotoan

      Câu hỏi đáng giá. Để đo lường được giá trị tiền bạc của bản thân thì phải biết chính mình muốn gì, nhất là biết rõ giá trị nào ta đề cao bên dưới những/ các cái muốn đó.

      Bỏi về mặt kỹ thuật thiết kế và tiến hành thực hiện test không khó lắm, so với triết lý nền tảng khởi thảo nên cái dùng để đo lường. Dĩ nhiên, thường vẫn gặp hiện tượng nghĩ đo cái này song thực tế lại đi đo một cái khác, chưa nói vụ dùng công cụ đo không tương hợp. Vì thế để đo sự rỗng không của tiền bạc chẳng hạn, thì cần thấu biết điều đã từng lặp lại bao lần tươi tắn với sự sáng rõ rằng, tiền bạc không phải đồ vật, cái thứ gì mà là một tiến trình.

      Véo von chút khá sát sườn cho đỡ nhàm chán, hạt bụi TO thì e chừng khác với hạt bụi nhỏ vì trông giống bề ngoài thế thôi đồng thời có thể cùng bản chất của hạt bụi thật, chứ thiệt lòng khi cố tình nhấn mạnh, viết hoa lên thì ta đã nhắm tới tạo thêm giá trị gia tăng cho vấn đề/ điều thứ đang ám chỉ biểu tượng hay muốn nói toạc ra rồi.–

        1. thaiphacngotoan

          Có phải câu hỏi cách đo giá trị (về) tiền bạc của bản thân liên quan sâu xa việc hiểu biết tiền bạc mang ý nghĩa như nào đối với chính mình? Nói khác, khi thắc mắc thế ta không thể không trả lời: tiền là gì?. Bởi khi mình rõ ràng quan niệm về tiền bạc, biết nó mang ý nghĩa ra sao thì tất mình muốn tìm công việc khít khớp với quan niệm về tiền bạc cùng ý nghĩa của nó vậy?

          Thường mình có thể xoay quanh cái sự đủ thiếu, tức cần bao nhiêu; và/ hoặc mình dễ sinh liên tưởng ngay tới sự phân định giàu nghèo của xã hội, thậm chí ngẫm nghĩ sâu xa các điểm khác biệt, nhất là trong cách tư duy (chẳng hạn, người rất nghèo nghĩ đến tiền bạc theo ngày, nghèo nghĩ theo tuần, trung lưu nghĩ theo tháng, giàu nghĩ theo năm, và rất giàu nghĩ theo thập niên…).

          Căn bản hết sức khó khăn nằm ở chỗ: chúng ta đang cố gắng giải quyết một vấn đề tâm linh bằng việc định dạng với điều gì đó nằm bên ngoài chúng ta mà chuyện ấy có thể phong tấn thêm lên cảm nhận thực tế mình ao ước, khao khát. Chúng ta làm chăm chỉ nhằm tích lũy, kiếm được một con số lớn trong tài khoản ngân hàng cũng như tất cả mọi điều xã hội dạy ta nhờ thế sẽ cho mình hạnh phúc, và rồi chúng ta không thể hiểu tại sao chúng không khiến minh hạnh phúc, tại sao chúng không tiêu trừ nổi cảm nhận điều gì đó đang thiếu thốn. Lý do gì đích thị chúng ta không có đủ? Liên quan đến quan niệm về tiền bạc của bản thân? Và giải thích vì sao công việc, nghề nghiệp mình lựa chọn tiến hành, theo đuổi không đem lại sự thỏa mãn, ưng ý?–

Leave a Reply to Hạt bụi TO Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top