Bài báo mới đăng trên Tiền phong cho thấy tác dụng đổi đời của nghệ thuật.
Tâm được học văn hóa ở các trường tình thương, nhưng cứ nhìn thấy chữ là giãy lên như đỉa phải vôi, chỉ thích nói những câu tiếng Anh. Vì thế mà 16 tuổi vẫn chưa thể viết được tên của chính mình.
Nhưng rồi chính Tâm đã viết kịch bản, đọc lời bình, quay phim và làm diễn viên chính của bộ phim Thảo nguyên xanh tươi của Phan Ý Ly – cô gái sinh năm 1981, Thạc sỹ nghệ thuật truyền thông trong công tác phát triển cộng đồng. Ý Ly tâm sự về nguyên cớ khiến cô muốn làm phim Thảo nguyên xanh tươi: “Khi nhắc đến bãi giữa sông Hồng, những người trên phố chỉ nghĩ đến kim tiêm, rác rưởi, và cho rằng dân ở đây toàn trộm cắp. Nhưng không phải vậy. Với các em nhỏ sống ở làng nổi gồm 20 hộ dân, không chỉ có sự nghèo khổ, vất vả mà còn thấm đẫm tình người. Nơi ai ai cũng cho là tạm bợ thì các em lại coi là chốn thiên đường. Tôi muốn các em cùng nhau thực hiện cảnh quay của mình và 20 hộ dân”.
Được dự án Cuộc đời của tôi, cách nhìn của tôi tài trợ, Tâm cùng 6 bạn khác được chọn để làm phim. Một chiếc máy quay hiện đại cùng với băng và sạc pin để Tâm và các bạn ngày cũng như đêm cùng nhau ghi lại cuộc sống của mình và những cư dân làng nổi. Phải tự viết kịch bản, viết lời bình, đọc lời bình. Nhưng Tâm lại không biết chữ.
Tại Việt Nam, Life Art của Phan Ý Ly đã ít nhiều thể hiện rõ ràng phương thức vận dụng nghệ thuật trong việc phát triển con người.
Nghiên cứu ở Na Uy dường như củng cố thêm niềm tin chắc chắn rằng, việc theo đuổi các sở thích sáng tạo như âm nhạc, hội họa và khiêu vũ (hay đơn thuần là bất cứ thứ nghệ thuật khoái sướng mang tính kết hợp nào khác) đều dễ làm tăng lên thật ngoạn mục sức khỏe cảm xúc, đồng thời hỗ trợ người ta chống đỡ được chứng trầm cảm.
Đáng chú ý, HUNT là dự án khảo sát dài hơi thiết kế nhằm tích lũy dữ liệu chung ngỏ hầu giúp giới chuyên môn có thể xây dựng chân dung chính xác về xã hội Na Uy thông qua các biến số về tuổi tác, giới tính và nhóm xã hội.
Tập trung vào sự tham gia của đối tượng qua các môn nghệ thuật, cuộc khảo sát của HUNT tiến hành bằng bảng thăm dò viết xuống và phỏng vấn gần 50.000 dân Na Uy.
Sau khi kiểm soát các biến liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học cơ bản, nhóm tác giả nhận thấy đối tượng nào thực hành hoặc làm nghề mỹ thuật, theo tường trình, tỏ ra hạnh phúc hơn những ai không tiến hành. Họ cũng là số đối tượng, dựa trên thống kê, khá hiếm hoi tỏ ra bị đau đớn do trầm cảm điển hình.
Xu hướng này– đáng kinh ngạc– bất chấp tuổi tác, nghề nghiệp hay mức độ thu nhập của đối tượng. Và nó ứng với tất cả những ai– bằng kiểu lối nào đó– liên quan tới các lĩnh vực sáng tạo, dù họ tự nhận mình là nghệ sĩ hay không, hoặc đơn giản hòa mình vui vẻ cùng tác phẩm của người khác như tham dự các buổi hòa nhạc, tham quan bảo tàng thường xuyên.
Mối tương quan kỳ cục đã không xảy đến với giới chị em, và sự cách biệt này khó giải thích tường tận. Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, trong khi mức độ trầm cảm là thấp ở các đối tượng sáng tạo, những người có mối đam mê này cơ chừng còn chẳng bị ảnh hưởng bởi đủ chuyện do tái phát lại chứng sợ hãi.
Tại sao các đối tượng sáng tạo lại cho thấy mức độ thỏa mãn cá nhân hơn hẳn thế? Nói chung, lý thuyết thông thường cho rằng, các khía cạnh cộng đồng của nghệ thuật và sự trình diễn cho phép các cá nhân bộc lộ sâu xa hơn sự gắn bó với đồng loại và đạt tới cảm nhận thỏa mãn hơn từ những trải nghiệm riêng tư.
Lần nữa, cần nhắc rằng, khái niệm trình diễn như là phương thức trị liệu không phải là điều mới mẻ gì. Trị liệu nghệ thuật (art therapy), thực tế, là trào lưu chính yếu với đội ngũ tác nghiệp xuyên suốt nước Mỹ cũng như ở thế giới công nghiệp hóa.
Hy vọng, các nghiên cứu tiếp theo khám phá nhiều điều thú vị nữa về mối quan hệ giữa nghệ thuật và sức khỏe tâm thần, đồng thời cho phép các kế hoạch chăm chữa cá nhân đầy hiệu quả sẽ tích hợp với hoạt động sáng tạo như một dạng thức của trị liệu.