Bức tranh ma mãnh chung nhất: chúng ta tránh trớ sự thật về mình

Thiên hạ vẫn bảo nhau, ‘kiến thức là sức mạnh’; song một khi trở thành sự tự hiểu biết thì lờ đi nó lắm lúc là điều vui sướng nhất.

Đọc mẩu tin ngắn, độc giả chắc không hoàn toàn dự tính xem đây là chẩn đoán về tâm lý dân Việt bây giờ, bởi có thể, thực tế đời sống vẫn hiển hiện quá nhiều câu chuyện đạo đức giả nên rốt cục, nảy sinh xu hướng tránh né sự thật về chính bản thân mình.

Thường có 3 lý do chủ yếu khiến người ta tránh thông tin.

  1. Có thể đòi hỏi một sự thay đổi niềm tin. Hàng đống bằng chứng khẳng định, người ta vốn kiếm tìm thông tin nhằm xác nhận niềm tin của họ chứ không hề muốn bác bỏ chúng.
  2. Có thể đòi hỏi mình phải có những hành động trái với mong muốn. Kể cho bác sĩ nghe các triệu chứng bất thường, kỳ cục nghĩa là ta dễ bị buộc theo các kiểm tra đau đớn. Đôi khi, tốt hơn là tuyệt chẳng hay biết gì cả.
  3. Có thể gây ra các cảm xúc khó chịu, bất ưng.

Quá sẵn các ví dụ hàng ngày minh họa ấn tượng cho 3 động cơ nêu trên.

Cân nhắc, đắn đo chống lại chúng– động cơ thúc đẩy ta đi tìm sự thật– suy cho cùng là những lý do mà mình ngóng đợi thích chờ như tính tò mò và hy vọng với thông tin tích cực.

Việc nỗ lực gắng sức tìm cho ra sự thật hoặc lảng tránh, né chối thông tin hay không chung quy phụ thuộc vào:

  1. Kỳ vọng. Rõ ràng nhất và cơ chừng quyền năng nhất. Càng tiên liệu tin xấu, ta càng ráng né tránh nó.
  2. Thiếu mất khả năng kiểm soát. Kém minh bạch thì giải thích nhiều hơn. Khi cảm thấy mình khó kiểm soát nổi hậu quả của thông tin, ta càng bị thôi thúc mãnh liệt làm chuyện tránh né. Tựa như bản thân đang sợ đón nhận tin về căn bệnh chết chóc, thập tử nhất sinh. Vì quá ít ỏi điều có thể xử lý được nên tốt nhất là làm như không hiểu biết gì.
  3. Không đủ các nguồn lực để đương đầu, đối phó. Khi cảm thấy không thể điểu khiển thông tin gây căng thẳng tinh thần lúc này thì người ta càng muốn né tránh nó nhanh nhanh.
  4. Khi thông tin khó hiểu. Càng khó khăn để diễn giải thông tin, ta càng ít muốn biết về nó.

Bởi vậy, người ta tận lực tối đa hầu khỏi học hỏi, nhận ra gì ở bản thân cả; và đôi khi, điều này tạo cảm giác hoàn hảo. Cuộc sống rất tốt, chẳng có gì đáng quan ngại.

Song lắm lúc, ta tự làm mình thêm đau đớn khi tránh né thông tin; chẳng hạn, cứ lần lữa không chịu đi thăm khám và nhập viện điều trị căn bệnh ung thư…

Trò ma mãnh, tinh ranh nằm ở chỗ: biết thông tin nào nên tránh và thông tin nào nên tìm kiếm. Kỳ thực, làm sao ta có thể thấu tỏ điều ấy mà không hề biết gì về thông tin. Một khi đã học hỏi, tích lũy được thông tin thì mình khó mà gạt bỏ, quên lãng nó.

Chẳng có câu trả lời rốt ráo ở đây ngoài mục tiêu chỉ ra rằng, tránh né thông tin là chiến lược cực kỳ lý tính nhằm giải quyết, đương đầu với cái thế giới quá chừng phức tạp so với lúc ban đầu mình mơ hồ tưởng nghĩ. Đó là lý do dễ thương khiến ta đánh giá cao sự ngây thơ của tuổi trẻ: không biết gì thì không phải lo lắng chi!

Và khi ta cười chê thói đạo đức giả của các nhân vật trên phim truyện hình, ấy đích thị là ta cũng đang cười vào mũi của sự nhận thức chẳng đàng hoàng chút nào.

Khi càng thích thú tránh né thông tin thì tận thẳm sâu cõi lòng, mình biết rõ tất cả chúng ta đều là những kẻ đạo đức giả. Thiện tai, thiện tai.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top