Câu cửa miệng truyền từ phương Tây vốn quen thuộc lâu nay là: ‘Một tinh thần lành mạnh trong một thân thể tráng kiện‘.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi ốm đau về mặt thể lý thì những tiềm thức phủ đầy định kiến thường thúc đẩy chúng ta chống kháng với một số nhóm người mà chúng ta tin là họ sẽ làm lây lan bệnh tật, cũng như khiến cho chúng ta đau ốm thêm.
Bài đăng trên Psychological Science cho rằng: “Lúc còn đang ốm đau và do vậy mới kích hoạt các hệ thống miễn dịch sinh lý thì người ta hay quá chú ý và muốn né tránh các khuôn mặt biến dạng, quái gở– những gì họ đọc thấy như sốt phát ban hoặc triệu chứng hắt hơi, tựa dấu hiệu của sự lây nhiễm.”
Phát hiện của nghiên cứu tạo nên nhiều hàm ý vượt xa ứng dụng khoa học. “Khi ốm đau, ta dễ bộc lộ các định kiến phản đối người mắc bệnh liên quan hết sức rập khuôn– loại béo phì, kẻ già cả, người ngoại quốc“, một trong các tác giả nhóm nghiên cứu phát biểu.
Tránh đối tượng có thể làm mình ốm đau là hành vi bẩm sinh, do tính di truyền quyết định khi chính bản thân ta đau ốm. Ngoài ra, chúng ta được dạy có ý cự tuyệt, khó chịu với vài kiểu người– tỷ dụ, béo phì, già cả hoặc ngoại quốc– chẳng hề biểu hiện nguy cơ đe dọa lây nhiễm mình chút nào.
Giờ thì độc giả chắc đã hiểu tại sao khoản chung tay đóng góp tài vật giúp chữa trị cho các bệnh nhân mắc chứng khô da nhiễm sắc tố ở Hòa Bình lại ít ỏi đến vậy (họ bị báo chí thoải mái dùng từ ‘quỷ ám‘) .
Trong lúc các khoa học gia học hỏi những đường hướng miễn dịch giữa tâm lý và sinh lý thì đa phần chúng ta có thể gạt bỏ lắm nỗi sợ hãi và cần đối xử với thiên hạ tốt hơn.
Zozo thích nhất những bài chú viết kiểu như bài trên – áp dụng các kiến thức tâm lý học để giải thích các hiện tượng xã hội.