Vợ mang thai rồi con khóc dai khá dễ làm cha trầm cảm

Tiếp nối nguồn mạch khám phá vai trò sức khỏe tâm thần ở người bố vốn thường bị lãng quên đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, bài báo trình bày phát hiện xem xét mối dích dắc giữa việc trầm cảm của ông bố và chuyện đứa con cứ khóc hay đau bụng quá mức.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả quan tâm các yếu tố có thể liên quan với hiện tượng trẻ sơ sinh khóc dai dẳng.

Đặc biệt, dù sự trầm cảm của người mẹ (trước và sau sinh) dính dáng chuyện đau bụng, người ta còn ít biết về sự trầm cảm của người cha. Đây là điều hết sức quan trọng bởi nhiều nghiên cứu mới nhất khẳng định, số lượng người cha mắc trầm cảm trong suốt thời gian vợ mang thai và sau khi sinh nở chiếm tỷ lệ đáng kể– so với các bà mẹ.

Cụ thể hơn, công trình trên là một phần thuộc Nghiên cứu Generation R, một cuộc điều tra rộng lớn, dài hơi dựa vào quần thể dân số về sự phát triển của trẻ em; bao gồm 7.654 đối tượng, sinh từ 2002 tới 2006.

Nhóm tác giả tiến hành lượng giá trầm cảm của bố và mẹ tới tuần thai thứ 20. Việc khóc lóc nhì nhằng của trẻ được ghi nhận qua bảng hỏi bố mẹ 2 tháng sau sinh.

Kết quả:

  1. Trẻ khóc dai dẳng quá mức là khi cháu khóc hơn 3 giờ/ngày và trên 3 ngày/tuần; thực hiện quan sát ở 110 trẻ, chiếm 2,5% mẫu.
  2. Việc trầm cảm của mẹ không liên quan với chuyện trẻ khóc; tuy vậy,
  3. đáng chú ý, trẻ nào khóc quá mức thì thường dễ làm cho bố mình mắc trầm cảm hơn hẳn so với bố của các bạn còn lại trong nhóm.
  4. Hiệu ứng của việc ông bố mắc trầm cảm còn rất đáng lưu tâm ngay cả khi đối chứng với người mẹ mắc trầm cảm và với các biến chú giải khác.

Nghiên cứu lâu nay bị chỉ trích bởi chuyện thu thập toàn bộ thông tin từ cùng một nguồn. Chẳng hạn, các ông bố được đề nghị nói về hành vi của con cũng như của chính mình; như thế, kết quả thường tạo nên “định kiến báo cáo” khiến việc kể lể của ông bố không những về hành vi của trẻ có thể chẳng đạt độ chính xác mà còn tác động tới cả việc kể về hành vi của bản thân họ nữa.

Nghiên cứu đang giới thiệu có một số ưu điểm giúp giảm thiểu tiềm năng gây định kiến khi báo cáo; chưa nói, đây là dạng hồi cứu: bố mẹ cho biết về sự trầm cảm của mình suốt thời kỳ mang thai rồi cho biết về việc trẻ khóc những tháng sau đó.

Rõ ràng, thao tác nghiên cứu kiểu này ngăn chặn cơ hội kể về việc con mình khóc của bố mẹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi trạng thái cảm xúc bản thân vào thời điểm phát ngôn. Ngoài ra, bản chất hồi cứu của đề tài phục vụ cho việc đối chứng về tác động của trẻ tới bố mẹ; nghĩa là, việc trẻ cứ khóc suốt càng dễ làm bố mẹ căng thẳng tinh thần dẫn đến khả năng có thể mắc trầm cảm.

Cho dẫu thế, do nghiên cứu này chỉ ra việc bố mẹ trầm cảm xảy ra trước khi sinh em bé có liên quan với việc cháu khóc nhiều quá, nên sự cáu gắt, khó chịu của trẻ dường như không phải là nguyên nhân gây trầm cảm ở bố mẹ (chí ít, trải nghiệm trầm cảm trước khi sinh).

Rốt ráo, nghiên cứu đã dẫn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng, sức khỏe tâm thần của người bố khi vợ mang thai và thời kỳ bé mới chào đời có một tác động lớn lao tới sự phát triển của trẻ nhỏ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top