Những điều cần biết khi thầm lặng nghĩ về Mỹ Hòa

Đúng 4 năm trước, ngày này, sự cố sập cầu Cần Thơ xảy ra.

Với người dân xã Mỹ Hòa, tang thương dạo ấy e chừng mãi gắn chặt cùng niềm xúc cảm tàn khốc và kinh hoàng, là cảm nhận thống khổ vô bờ của việc mất người thân cũng như sẽ gợi nhắc hoài ký ức âm u về tính mong manh, vô thường của đời sống.

Thời gian trôi đi, hầu hết người dưng kẻ lạ chúng ta thấy mình đã vượt qua và tiến tới vì vòng quay cứ đắp đổi, tiếp diễn vô tư; song dịp lễ giỗ thế này thật dễ khơi lên trong lòng người (ai là đối tượng ngoài cuộc cơ chứ?) bao cơn xúc động khó kiềm giữ nước mắt.

Cảm nhận lễ giỗ là gì và tại sao chúng lại nổi lên trong ta?

Lần nữa, cần nhớ chẳng chút thừa thãi rằng, khi một sự kiện sang chấn ghê gớm xảy đến thì thông thường người ta sẽ trải nghiệm hàng lọat cảm nhận trong quãng thời gian nhiều tuần, ngày trước và sau lễ giỗ đó.

Chẳng hạn, thấy trằn trọc, khó ngủ và trông mệt mỏi hơn; thậm chí, có thể không gỡ bỏ ra nổi những hình ảnh khủng khiếp cứ đè nặng cõi lòng; nhận ra mình dễ lãng đãng, mất tập trung, khóc lóc và rơi lệ thầm hoặc dễ dàng cáu bẳn; đôi khi đó là tâm trạng bồn chồn, ray rứt, chực muốn thoát khỏi, mong chóng qua đi mà thôi; hoặc có thể mình sẽ thấy không thoải mái lúc ở một mình và chợt dâng cao ao ước được chung đụng, quần tụ với gia đình, bè bạn…

Các triệu chứng này dường như chẳng mấy chốc mà tan biến nhanh sau dịp lễ giỗ.

Phản ứng nào cứ đào sâu trong lòng lúc ấy?

Những khởi phát bùng lan dính dáng tới phản ứng lễ giỗ sẽ nhận biết được ở mỗi một cá nhân từng trải nghiệm ngày ấy.

Với số này, đó là những hồi tưởng và hình ảnh của sự kiện chứng thực; số kia quay về sống lại lúc xem vô tuyến truyền hình đưa tin, trình chiếu những bộ phim, phóng sự tài liệu liên quan; và vẫn còn những người có thể bực bội lúc nghe còi xe cứu thương, khi đang ngồi trên máy bay lao vào đám mây, chạy xe máy băng ngang chiếc cầu rộng rãi, hoặc tụt xuống cầu thang máy trong tòa nhà chót vót, v.v…

Nghiêm trọng nhất là những phản ứng ra sao?

Với nhiều người, sự cố sập cầu dẫn Cần Thơ tạo nên rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Các triệu chứng như vậy có thể khởi lên ngay khi chuyện xảy ra hoặc xuất hiện nhiều năm tháng về sau. Suốt dịp lễ giỗ, các triệu chứng có thể tái diễn trở đi trở lại– ngập tràn, khủng khiếp những sự kiện ám ảnh chưa thôi.

Trong khi hầu hết phản ứng dịp lễ giỗ tự chúng dần biến tăm thì các triệu chứng PTSD thường không thế, nên thật quan yếu việc trò chuyện, trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Các cách thức nhận biết về sự cố và nỗi thương tiếc của tôi

Tất cả chúng ta đương đầu khác nhau hoàn toàn và nảy sinh những nhu cầu tách biệt xung quanh thời điểm xảy ra những sự kiện gây sang chấn, như vụ 11.9 hoặc vụ sập cầu dẫn Cần Thơ.

Tới ngày lễ giỗ, một số người chỉ thấy cần ghi nhớ trong lòng rồi chẳng bận tâm, nghĩ ngợi lâu dài hơn; tuy vậy, với những kẻ khác, có thể nên ‘làm’ điều gì đó ngõ hầu ghi khắc sự kiện, trải nghiệm và mất mát.

Dưới đây là vài lựa chọn.

  • Dành thời gian đoàn tụ với gia đình hay bạn bè; kết nối, thay cho việc ở một mình.
  • Hoặc cần đơn độc. Cắt đứt mọi tin tức; đi ra ngoài, tới những địa điểm dễ gây cảm hứng ghi nhận về vẻ yên tĩnh, thanh bình và xinh đẹp của môi trường xung quanh.
  • Làm từ thiện, tham gia sinh họat cộng đồng, thăm viếng, thắp hương, xới vườn, trồng cây,…– bất kỳ điều gì khiến mình cảm thấy thoải mái.
  • Viết xuống những cảm nhận và ý nghĩa của ngày lễ giỗ mang lại cho mình bây giờ.
  • Cam kết dấn thân tình nguyện, ủng hộ cho tổ chức, đoàn thể nhằm góp phần làm vơi đi nỗi đau buồn cho các nạn nhân.
  • Tạo một truyền thống mới để ngày ấy từ nay mang một ý nghĩa tích cực, khác hẳn.

Dù quen thực hiện hoặc sẽ không làm chi cả ngõ hầu ghi khắc sự kiện thì xin chớ quên việc ưu tiên tự chăm sóc cho bản thân mình thật ổn thỏa. Những việc như duy trì ăn uống, luyện tập, thư giãn đúng đắn (vốn là nền tảng cho trạng thái khỏe mạnh, an lạc) lại thường hay bị bỏ qua trong những dịp lễ giỗ tương tự.

Xin nhớ giúp, mình không hề cô độc vào 4 năm trước và giờ đây, mình cũng không hề cô độc sau chừng ấy thời gian.

Lời cuối; hồi hướng những điều tốt lành, may mắn cho những ai đang đọc thấy những dòng chữ này.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top