Bài trên tạp chí trực tuyến Dana (từng giới thiệu) nói về sự phục hồi chức năng thần kinh (neurorehabilitation)– nghệ thuật và khoa học trợ giúp phục hồi sau tổn thương não, nhờ sử dụng quyền năng thích nghi vốn có của não bộ lẫn thông qua việc dạy đối tượng các khả năng và kỹ năng mới.
Bài báo thảo luận cả y tế phục hồi chức năng, tức thực hành huấn luyện bệnh nhân thích nghi và cải thiện cũng như khía cạnh các kỹ thuật đang ngày càng tân tiến thuộc khoa học thần kinh nhằm thử gá ghép vấn đề ở cấp tế bào.
Một trong những tiến trình cơ bản mà khoa học đang gắng tìm hiểu và hoàn thiện dần là ‘tạo hình thần kinh’ (‘neuroplasticity‘)– tiến trình não tạo ra những kết nối mới, sắp xếp lại tổ chức và lộ trình xung quanh vùng hư hại.
Bài báo nêu lên 6 vấn đề mà khi trả lời chúng sẽ làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực điều trị tổn thương não.
- Khi đa phần những gì chúng ta biết về sự phục hồi là từ các thực nghiệm với những tế bào thần kinh chưa chín muồi, vậy liệu các cơ chế phục hồi (mechanisms of regeneration) trong hệ thống thần kinh trưởng thành đã bị tổn thương có giống với hệ thống thần kinh phôi thai đang phát triển bình thường?
- Khi các thực nghiệm phục hồi đường dẫn thần kinh được thực hiện chủ yếu trên chuột nhắt và chuột bạch, dự đoán kết quả thực nghiệm trên đối tượng người bệnh sẽ ra sao đây? Do khác biệt phân tử, loài gặm nhấm nhỏ hơn con người chúng ta rất nhiều. Các sợi thần kinh có thể được phục hồi sâu xa hơn nhằm đạt tới cùng mức độ tái kết nối nằm bên dưới sự cải thiện về mặt chức năng ở các loài động vật nhỏ bé hơn.
- Thậm chí, ngay cả khi sự phục hồi thần kinh không thích đáng có thể thành tựu thì liệu các mối liên kết được tạo ra đủ chuyên biệt để thực hiện đúng chức năng?
- Các tế bào gốc hữu dụng ra sao? Liệu chúng có thể vẫn tồn tại sau khi cấy ghép vào tủy sống người hay sẽ bị loại ra? Chúng có thể thay thế các tế bào thần kinh bị hư hại hay sẽ chỉ phục vụ như là các nguồn hóa chất hỗ trợ cho sự sống còn và tiến triển của các tế bào thần kinh thuộc não bộ mà thôi?
- Chúng ta có khả năng định dạng một cách tiếp cận đơn lẻ song hết sức thiết yếu mà vẫn tạo nên những tiến bộ ngoạn mục trong việc phục hồi tổn thương não, hay phải cần phát triển một cách tiếp cận hỗn hợp với việc dùng nhiều cách chữa trị phức tạp cùng lúc?
- Khả năng phục hồi của các cách tiếp cận sẽ cải thiện thêm ở một tình huống nào đó, chẳng hạn tổn thương tủy sống, hay cũng nâng cao hơn trong trường hợp đột quỵ hoặc tổn thương não do sang chấn?
Chắc chắn rằng, nên tập trung vào sự già đi bình thường và bộ não sung sức hơn là não bị tổn thương, song hy vọng rằng giới chuyên môn sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn nạn của khoa học thần kinh liên quan tới sự biến đổi của não bộ nói chung.
Lần nữa, dưới góc độ đời thường, câu chuyện mới đây vẫn còn rất đáng lưu tâm.