Lê la café

Dù vẫn còn chuyện ra quán đem về nhà, song cơ bản bây giờ người ta đa phần không mua café nữa. Người ta mua một kinh nghiệm. Người ta mua một câu chuyện và cách thức mà câu chuyện ấy khiến ta cảm nhận.

Đó là câu chuyện phức tạp bao gồm mùi vị và âm thanh của hàng quán, và từ ngữ đối thoại vang lên giữa các bàn ghế sặc sỡ màu sắc, loại máy laptop đắt rẻ, và cái menu thổ lộ nhiều điều sâu kín, và đội ngũ lễ tân kèm trình độ phục vụ chuyên nghiệp hay đủ trò đứng ngồi buôn dưa, và nhiều hơn thế… với sự đối lập giữa các thương hiệu Trung Nguyên, Vinacafé, Highlands, v.v…

Café mở ra tương lai của thư viện, muôn đời là địa điểm hẹn hò, ngay cả có thể quay về phong cách dân dã thời xưa nên tắt sóng wifi do chủ quán thuận theo đề nghị muốn được nghỉ ngơi, trao đổi mặt đối mặt của khách đến ngồi.

Sự khác biệt giới tính lộ rõ nơi này, thậm chí còn mang hơi hướng thời đại: café giúp phụ nữ đương đầu căng thẳng tinh thần với kiểu thức hợp tác, bảo vệ lẫn nhau trong khi hai người đàn ông đang thỏa thuận dưới những tình huống cực dễ stress thì tiêu thụ một lượng caffeine lại là tin xấu.

Dĩ nhiên, kể một câu chuyện rốt ráo phản ánh bối cảnh sáng tác. Văn hóa café gắn bó quá chừng thân thiết, đồng thời lại chạm mó rất sát sườn bởi phong phú chủ đề thuộc nhân cách, giá cả, doanh thu, dinh dưỡng, lối sống, thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức, chính trị, an sinh,…

Đôi khi, vì thế, lê la café không phải là sự đê mê thiếu nghiêm túc hoặc chủ yếu nằm ở câu trả lời duy nhất đúng, mà đích thực ưu tiên tìm kiếm giải pháp đủ tốt thỏa mong đợi tích hợp mọi điều ngang trái tưởng chừng phi lý quá đỗi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top