Nhiều người, nhất là phái nữ, thường đầu tư rất chăm chút cho cuốn Nhật ký. Họ viết xuống mọi điều xảy đến với mình và tiêu tốn thời gian để nghĩ ngợi, phân tích các sự kiện trong ngày.
Thi thoảng đây đó thiên hạ còn bảo rằng, viết Nhật ký làm bản thân cảm thấy tốt hơn, bởi vì họ đạt được một vài viễn tượng sáng tỏ mỗi lần sắp giở sang tờ lịch mới.
Thực tế, chuyện viết lách không phải luôn luôn tốt đẹp hơn lên như vậy.
Một trong những phát hiện ấn tượng trong Tâm lý học là quyền năng chữa lành do viết về những điều tồi tệ mang lại.
Viết giúp người ta tổ chức các ý nghĩ, xử lý những sự kiện gây căng thẳng tinh thần, và sẽ làm họ cảm thấy tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, viết về những điều tồi tệ xảy đến có thể giúp chính mình đương đầu với những chuyện khó chịu đó và rồi còn làm cho cả sức khỏe thể lý lẫn trạng thái thân tâm sung mãn thêm nữa.
Điều này không đúng, khi mình nghĩ về những điều tồi tệ.
Khi tâm trí người ta cứ xới đi nhào lại một chuyện tồi tệ, họ có xu hướng cứ nghiền ngẫm mãi những khía cạnh tồi tệ của sự kiện; dẫn tới họ cảm thấy tồi tệ hơn, nghiền ngẫm tăng lên, cảm thấy tồi tệ, nghiền ngẫm nữa, và cứ thế… Nó trở thành một cái vòng quẩn quanh thấp dần, bởi vì sự nghiền ngẫm ngăn ngừa việc nắm bắt viễn tượng và đóng kín cảm xúc trên khắp sự kiện.
Thế còn khi gặp những điều tốt đẹp thì sao? Làm ngược lại: nghĩ, thay vì viết. Nên nghĩ thật nhiều và thật rõ ràng về sự kiện, song chắc chắn không nên viết về nó. Nếu viết về nó, mình có thể chỉ nhận ra sự kiện tốt đẹp í suy cho cùng cũng không hoàn toàn hay ho tất tật.
Viết nâng cao khả năng phân tích và hiểu biết sâu sắc hơn về sự kiện. Nó có thể giúp ta nhìn thấy các mặt đối lập ở sự kiện tồi tệ.
Tỷ dụ, một người thân trong gia đình qua đời sau thời gian dài đau ốm là sự kiện phiền muộn, gây xúc động mạnh; tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ gia đình không còn phải trải qua chuỗi dằng dặc chăm sóc, lo lắng triền miên cho điều buồn khổ sẽ đến nữa.
Nếu chỉ mải miết nghiền ngẫm nỗi đau mất mát, mình sẽ khó nhìn ra điều này. Và hiểu điều ấy khiến cuộc sống mình dễ dàng tí chút được phần nào.
Khi phân tích một sự kiện tốt lành, mình cũng đạt tới viễn tượng song nó không có nghĩa là mình nhìn thấy các mặt đối lập liên quan…
Tưởng tượng mình vừa được đề bạt giữ một chức vụ lớn. Nếu chỉ say sưa chưa thôi về cảm giác tuyệt vời vào khoảnh khắc ấy, mình sẽ lại nhiệt tình hồi tưởng những cảm xúc vui tươi.
Song nếu ngồi xuống và phân tích việc thăng tiến, mình có thể khởi sự suy nghĩ “Wow, mình sắp buộc phải làm việc nhiều giờ hơn nên sẽ khó gặp gỡ gia đình thường xuyên như trước được.” Hoặc nảy nòi suy tư rằng “Liệu đúng là chỉ mỗi ta may mắn được nhận chức này? Đồng nghiệp xứng đáng hơn tôi nhiều.”
Phân tích và ghi nhận viễn tượng về điều gì đó chẳng hạn, hàm ý là mình còn thấy cả các bề mặt, khía cạnh khác.
Tiếc là không phải ta luôn luôn muốn nhìn thấy các bề mặt khác.
Vậy, trước khi ngồi xuống và viết Nhật ký về điều tốt đẹp xảy ra, xin dành chút thời gian suy nghĩ về nó đã…
“viết Nhật ký làm bản thân cảm thấy tốt hơn”
Kinh nghiệm cá nhân: viết nhật ký làm cho bản thân trở nên tốt hơn.
Có thể đôi khi, sự khiêm hạ cũng cần được lộ diện ở vài ba chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt.
—
A-men! 🙂