Khi một thân chủ qua đời…

Trên 1/4 các nhà tâm lý và tâm thần học sẽ mất một thân chủ vì đối tượng tự sát, và việc tự sát tác động sâu sắc tới các nhà trị liệu.

Các nhà trị liệu cho biết từ góc độ cá nhân (ví dụ, cảm xúc) lẫn góc độ hành nghề (ví dụ, sự kiện tụng, ngờ vực năng lực bản thân) và những phản ứng này thường hay thấy ở các nhà trị liệu đang trong thời gian huấn luyện.

Tuy thế, người ta còn ít biết tới tác động của việc thân chủ qua đời không phải do tự  sát tới các nhà trị liệu, nhất là cách thức nhà trị liệu trải nghiệm khi thân chủ tự sát so với các dạng thức chết bất ngờ khác, tỷ như đột ngột bị thương vong (ví dụ, tai nạn ô tô) hoặc những trường hợp mất không rõ ý định.

Một bài báo đăng trên tờ Professional Psychology: Research and Practice tìm hiểu phản ứng của các thành viên trong gia đình có người mất đi dựa trên sự phân loại chết khác nhau, cũng như phản ứng của nhà trị liệu đối với sự chết do tự sát.

Một điển cứu chết không rõ nguyên nhân được mô tả dưới góc độ văn bản lưu giữ được về phản ứng đương đầu của nhà trị liệu đối với sự tự sát, bao gồm những phản ánh về cảm xúc và nghề nghiệp trước cái chết không phải do tự sát.

Dùng mô hình tâm lý- xã hội về sự thích nghi với trải nghiệm cảm xúc (Wilson & Gilbert, 2008) như khung lý thuyết để thảo luận bằng cách nào mà chết do tự sát có thể được thấu hiểu, trong so sánh với các cái chết không phân biệt được và/ hoặc ngẫu nhiên– đã hỗ trợ rất nhiều cho nghiên cứu về sau trong lĩnh vực này.

Trích dẫn nghiên cứu khi biết tin một thân chủ vừa qua đời chưa lâu…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top