Ai bảo mắc rối loạn tâm thần là khổ?

Thật dễ dàng cho chúng ta để lầm lỗi cài đặt tâm trí ‘tất cả hoặc không có gì’. Chẳng hạn, một lối nghĩ kiểu như “người gặp trục trặc tâm lý này nọ chắc đời sống họ khốn khổ lắm”. Kỳ thực thì đấy là giả định sai lạc.

Nhóm nghiên cứu của các tâm lý gia tích cực Hà Lan đã tiến hành tìm hiểu trên 7.000 đối tượng trong thời hạn 3 năm. Vâng, những ai tham gia mắc một rối loạn tâm lý thì ít hạnh phúc hơn người lành mạnh, song số đông đối tượng trục trặc ấy (68,4%) nói rằng họ “thường cảm thấy hạnh phúc” suốt 4 tuần trước đó (so sánh với 89,1% người không gặp vấn đề tâm lý nào cả).

Khả năng cùng hiện diện niềm hạnh phúc lẫn các rối loạn tâm thần là thích đáng về mặt lâm sàng,” tác giả Ad Bergsma và nhóm của ông viết. “Bó hẹp sự chú ý vào những gì rắc rối và lờ đi những biểu hiện tốt đẹp trong đời sống của thân chủ có thể làm hạn chế kết quả trị liệu.”

Những người thực hiện phỏng vấn được huấn luyện để hỏi trực tiếp hoặc qua điện thoại các tình nguyện viên về những dấu hiệu thiết lập nên rối loạn trong tháng qua, với 16,5% mẫu được coi là mắc một rối loạn– dựa trên các tiêu chí chẩn đoán tâm thần. Người ta đo hạnh phúc với một câu hỏi đơn giản về tần sất của các tâm trạng liên quan hạnh phúc trong 4 tuần trước đó, theo thang đo  từ “không bao giờ” đến “luôn luôn”. Căn cứ các báo cáo riêng về hạnh phúc, sử dụng một câu hỏi rõ ràng là điểm yếu của nghiên cứu.

Không ngạc nhiên lắm, trong số đối tượng gặp trục trặc tâm lý, hạnh phúc biểu hiện thấp nhất ở người có lo hãi (anxiety) và trầm cảm (depression), dù vẫn có một thiểu số đáng nói trong nhóm này ghi nhận hay có các tâm trạng hạnh phúc. Đối lập, hạnh phúc cao nhất ở những ai mắc rối loạn lạm dụng bia rượu (alcohol abuse disorder), gần như khá thường xuyên tương tự đối tượng lành mạnh. Không đủ số lượng các trường hợp mắc rối loạn ăn uống và loạn thần để xem xét các điều kiện cách biệt hẳn ra.

Duy trì mẫu nghiên cứu theo thời gian, nhóm tác giả xác định rằng, hạnh phúc ở giai đoạn đầu nghiên cứu có liên quan với các kết quả tốt hơn về sau, nhất là sự hồi phục các rối loạn tâm thần.

Phân tích sâu hơn còn cho thấy, lý do cho điều này là càng hạnh phúc lớn thì càng là sự ủy nhiệm cho việc ít mắc hơn các rối loạn tâm thần, trẻ trung hơn, và ‘sự vận hành vai trò mang tính cảm xúc” tỏ ra tốt hơn (như ngụ ý nhờ kiểm soát thời gian dành cho công việc và các hoạt động khác). Sự kiện hạnh phúc liên quan với thành tựu về sau hỗ trợ thêm cho độ hiệu lực của cách thức hạnh phúc được đo lường.

Kiến thức chúng ta có về các rối loạn tâm thần chưa đủ đầy nếu chỉ xem xét mỗi khía cạnh tiêu cực của phổ,” nhóm tác giả tuyên bố. “Nghiên cứu này nhằm mục đích mở rộng quan điểm về sự vận hành tích cực và các sức mạnh con người trong bối cảnh rối loạn tâm thần.”

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top