Đây là sự thật kỳ cục: mình khác biệt, như mọi người khác thôi.
Tại sao chúng ta hết sức muốn là duy nhất, đích thực không giống với bất cứ ai cả?
Hai nhà xã hội học mới đây tự đặt câu hỏi ấy và đi đến ngạc nhiên bởi những kết luận rút ra được.
Họ thiết kế một thực nghiệm đề nghị các sinh viên đại học viết về khoảng thời gian họ cảm thấy mình “khác biệt” (“distinct”) và “xa cách với nhóm” (“separate from the group”).
So sánh nhóm đối chứng là những người viết về một chủ đề không liên quan, các đối tượng bị xúi giục nghĩ về tính riêng biệt trên về sau lại háo hức kéo dài thêm những điều mà họ từng ao ước.
Phương thức của động lực vì tính riêng biệt ra sao so với các nhu cầu căn bản khác về thực phẩm, tình dục và yêu thương?
Đó là sự xoắn bện sâu sắc, song e là không phải theo những đường hướng như mình mong đợi. Chẳng hạn, các cá nhân chủ yếu nghĩ về sex thì khao khát tính khác biệt, đặc thù (distinctiveness). “Chúng ta có thể [không] thảo nhanh, viết dài hơn về ‘động lực thôi thúc vì tính khác biệt’ chỉ vì cái thói quen bấp bênh (insecure) ở lứa tuổi dậy thì, mới lớn thôi. Chính ra, đấy dường như là thành phần khá thiết yếu của người phương Tây– nó giải thích tại sao có một sự mắc bận mê mải (engaged) ghê gớm vào cuộc đổi trao, trò chuyện thấm đẫm chất tâm lý về những tưởng thưởng liên quan tới thức ăn và tình dục“.
************
Mình khác với bộ não của mình.
Các nhà khoa học và triết gia dần cùng bắt đầu nhận ra rằng những lý thuyết về tâm trí người đã thất bại trong việc giải thích cách thức chúng ta thảo luận, bàn về thế giới.
Các ẩn dụ chúng ta sử dụng để mô tả môi trường xung quanh mình không đến từ sự phân tích lý tính hoặc thuần toán học những hiện tượng. Hơn thế, cách thức chúng ta trải nghiệm thế giới đặt để cách thức chúng ta suy tư về nó. Từ hồi còn thơ bé, tỷ dụ, chúng ta gắn kết trạng thái ấm áp (warmth) với sự an toàn– tấm lòng ấm áp của mẹ, bình sữa nóng, cái chăn ấm, v.v…– vì vậy, chúng ta mô tả nhiều thứ chúng ta tin tưởng thuộc về trạng thái ấm áp, chẳng hạn “Tôi bắt đầu có thiện cảm với (“warm to”) anh ấy”.
Nhị nguyên luận của Descartes gần đây buột thốt ra về lý thuyết máy tính của tâm trí khi nhìn nhận bộ não như một cái máy tính toán hữu lý. Nó có tác động trong việc chúng ta hiểu biết về các máy tính và cách thức tâm trí có vẻ ra lệnh (order) cho thế giới bằng các tiến trình tương tự.
Song càng ngày chúng ta càng nhận ra những trải nghiệm cá nhân, sự chia sẻ thông qua các cộng đồng khác nhau cũng làm ảnh hưởng tới cách thức chúng ta nhìn nhận và mô tả thế giới. Chẳng hạn, các đối tượng tham gia nghiên cứu khoa học thường nghiêng về phía trước khi họ nghĩ tới tương lai, do đó chúng ta liên kết tương lai với điều gì ‘ở phía trước’ (‘forward’).
Mô tả đơn giản nhất về cái lỗ đen (black hole) là một vùng không- thời gian, nơi không hề có phản xạ ánh sáng nào và cũng không có không gian gì cả.
Mô tả đơn giản nhất về ý thức (consciousness) là một tâm trí (mind) thấm hút nhiều thứ và tham dự một vài điều trong đó.
Cả hai khái niệm trên đều không thể nắm bắt hoàn toàn định tính được. Cùng nhau, chúng gợi nên triển vọng (possibility) hết sức hấp dẫn rằng không gian bao quanh chúng ta thì vô cùng (endlessness) và tính vô tận về mặt thời gian.
Song chúng ta bất lực trong việc túm níu các phương tiện phi vật chất (immaterial means) mình đang mắc kẹt để tạo ra các kết luận, liên tưởng thoải mái, nếu chúng ta muốn bất kỳ thấu hiểu nào về điều không ai biết cả (the unknown). Đó là lý do tại sao chúng ta nói một cách mù mờ và mang tính ẩn dụ về tri giác “buộc phải định rõ” và “săn tìm các vật chất tối” (khả năng là một loại lỗ đen nguyên thủy). Sự tồn tại của các lỗ đen đầu tiên được giả thuyết một thập niên sau khi Einstein đặt nền tảng lý thuyết về chúng trong lý thuyết tương đối, và cụm từ “lỗ đen” không hề xuất hiện trước 1968.
Cũng thế, ý thức hãy còn như một khái niệm lảng tránh, bất chấp phát minh gần đây về chụp ảnh chức năng (functional imaging)– cho phép các khoa học gia hiển thị hóa các vùng miền trong bộ não– bây giờ chúng ta dễ chừng không hiểu tốt hơn những gì từng biết. “Hiện tại chúng ta tiếp cận [ý thức] có vẻ khác biệt hẳn so với trước đây nhờ nhiều công cụ mới mẻ,” khoa học gia thần kinh Joy Hirsch phát biểu.
“Các vấn đề [chúng ta đặt ra] trở nên ngày càng tinh tế, phức tạp hơn rất nhiều và chúng ta dần tinh tế trong cách thức đặt câu hỏi,” bà nêu thêm– song chúng ta còn khuya mới có khả năng giải thích cách thức các vùng miền của não bộ tương tác để tạo nên suy tư, mơ mộng, và tự nhận thức (self-awareness). “Dưới góc độ am hiểu mà nói, việc ý thức đến từ sự liên kết các họat động xa xôi của bộ não với nhau vẫn còn tiếp tục thuộc điều mà các triết gia gọi là ‘nan đề’ (‘the hard problem’)”.
Độc giả nghĩ sao? Liệu não bộ có tạo nên ý thức? Rằng, nên chăng phân biệt giữa ‘nan đề’ chưa có lời giải với ‘vấn đề mềm’ (soft problem’) thì mang tính hữu dụng, hoặc thu hẹp lại câu chuyện? Chúng ta sẽ hiểu biết một cách thực nghiệm nơi ý thức sinh thành và đường hướng làm việc của nó?