Nghiên cứu phát hiện cứ 12 trẻ vị thành niên thì có 1 người tự làm hại bản thân (self-harm), song hầu hết chấm dứt khi tới tuổi đôi mươi.
Mặc dù tự làm hại bản thân là một trong các chỉ dấu mạnh nhất về khả năng tự tử thành công, 90% người trẻ tự làm hại bản thân hồi còn vị thành niên đã ngừng hành vi này khi chúng chớm bước vào tuổi trưởng thành.
Tuy vậy, những đối tượng nào vừa mới lớn đã khởi sự tự làm hại bản thân thì thường sẽ trải nghiệm các trục trặc về sức khỏe tâm thần như tuổi vị thành niên– chẳng hạn, lo lắng hoặc trầm cảm, mà thực tế rất cần được điều trị kịp thời.
Theo nhóm tác giả, tầm 1/12 người trẻ đã tự làm hại bản thân khi còn vị thành niên với xu hướng thể hiện nhiều hơn ở các cô gái.
“Tự làm hại bản thân là một trong các chỉ báo đáng giá liên quan tới khả năng tự sát thành công,” người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Dr. Paul Moran của trường Hoàng gia London nói.
Trong số những đối tượng từng qua đời vì tự sát, ước tính tầm 50-60% có tiền sử tự làm hại bản thân, theo GS. Keith Hawton– Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tự sát thuộc trường Oxford.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, suốt thời vị thành niên, tự làm hại bản thân liên quan với các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, hành vi chống đối xã hội, dùng bia rượu nguy cơ cao, chơi cần sa (cannabis) và hút thuốc lá.
Chưa hết, những đối tượng trải nghiệm trầm cảm hoặc lo lắng thời vị thành niên thì dễ tự làm hại bản thân gấp cỡ 6 lần khi bước vào giai đoạn đầu tiên tuổi trưởng thành, so với trẻ vị thành niên không mắc trầm cảm hay lo lắng.