Trị liệu trực tuyến (online therapy/ e-therapy) là công cụ mới trong trị liệu sức khỏe tâm thần, dựa vào “công nghệ qua internet để thúc đẩy một sự trợ giúp quan hệ trên mạng” (John M. Grohol).
Thông qua trị liệu trực tuyến, một nhà tham vấn tâm lý (counseling psychologist) cung cấp trợ giúp nói chung cho những ai gặp trục trặc trong quan hệ (relationship) và bao phiền lo hàng ngày khác.
Với dạng trị liệu trực tuyến, một nhà tâm lý lựa chọn dùng thư điện tử (e-mail), hội nghị truyền hình (video conferencing), nhắn tin (messaging) và trao đổi trên mạng (chat online) để cung cấp trợ giúp tâm lý.
Các nhà trị liệu này có khả năng cung cấp nhiều lối trị liệu thiết yếu khi họ có thể chạm tới bệnh nhân ở tầm mức mà trước đây chưa từng được khám phá.
Tiêu điểm của kiểu trị liệu hiện đại hóa này khác biệt ở mỗi người; một số thân chủ muốn tham dự vào các phiên trị liệu chuyên sâu, số khác lại chỉ đăng ký làm việc thỉnh thoảng đôi lúc…
Thuận tiện dễ thấy nhất của trị liệu trực tuyến là sự kiện nó có thể cung cấp cho đối tượng không tiếp cận được sự trợ giúp tâm lý thông dụng; một điểm lợi nữa, trị liệu trực tuyến không quá đắt nếu so giá trị liệu thường làm và nhiều người cũng tuyên bố nó rất hiệu quả, vì họ dễ dàng hơn khi viết hoặc nhắn tin về những nỗi sợ của bản thân với người họ không thể gặp mặt.
Viết hoặc nói với một nhà tham vấn qua thế giới ảo dường như thoải mái hẳn đi với những ai quen xem Internet như nhà cung cấp giải pháp tốt nhất.
Tuy vậy, trị liệu trực tuyến cũng có một số trở ngại; chẳng hạn, các nhà trị liệu không thể trả lời các tình huống khủng hoảng, cũng như công việc gây ra thắc mắc liên quan vấn đề tính bảo mật và sự riêng tư…
Trị liệu trực tuyến không phải là:
– cách chữa lành các rối loạn tâm thần (mental disorders);
– tâm lý trị liệu (psychotherapy) truyền thống;
– công cụ chẩn đoán.
Phương thức trị liệu trực tuyến có thể tỏ ra hữu ích:
– xây dựng các kỹ năng đối phó (coping skills);
– huấn luyện (coaching) nói chung;
– tạo lập quan hệ.