Điểm đến tất yếu của những nghĩ suy, cảm nhận và hành động

Tôi chưa từng điều hành một doanh nghiệp lớn bé nào và cũng chưa phải chịu trách nhiệm trả lương cho người làm việc giúp mình.

Do đó, khi nghe một cậu bạn dễ thương gọi điện nhìn nhận rằng tình hình làm ăn chung vẫn rất khó khăn, khả năng công ty của cậu sẽ gặp kiệt quệ và cậu í hiện vẫn tìm cách gắng thoát khỏi bế tắc, phản ứng duy nhất của tôi chỉ là dựa vào trực giác bản thân để thử lắng nghe xem đích thị cậu ấy cảm nhận ra sao trong lúc đang chia sẻ chân thành.

Hồi âm của tôi cơ bản chỉ có hai điều này thôi. Động cơ quan trọng hơn hành động; đừng làm bậy và nghĩ sai lệch trong tình huống khốn nạn.

Dĩ nhiên, không quá bất ngờ, cậu bạn tôi nhanh chóng chuyển sang nhấn mạnh đến việc cần kíp phải tìm ra người nào vốn đủ mạnh để có thể thoải mái giúp cậu í lúc này.

… Câu chuyện đêm hôm khuya khoắt dừng lại khi cậu bạn tiếp tục lái xe ô tô từ Vĩnh Phúc trở về nhà ở ngoại thành Hà Nội.

Có một câu hỏi cực dễ gây sốc nảy nòi thật tự nhiên: Nếu thông minh vậy, sao mình không giàu?

Các gã dễ thương thường thu nhập chẳng nhiều lắm. Nghiên cứu mới đây chỉ ra, ‘tính dễ thương’ (‘agreeableness’) tương quan hết sức tiêu cực với khả năng kiếm tiền của đàn ông.

Theo nhóm tác giả,  ‘tính dễ thương’ bao gồm sự tin cậy, cởi mở, nhượng bộ, vị tha, khiêm hạ và tâm trí nhạy cảm. Đàn ông được xem là ít vừa lòng hơn mà không chống đối xã hội hoặc điên khùng, thường sẵn sàng tán trợ đầy xông xáo vị trí của họ trong những cuộc xung đột. Sự khác biệt từ khía cạnh thu nhập gây sửng sốt: chàng dễ thương kiếm trung bình $7.000 ít hơn so với tay hùng hổ kia.

Dù người tính tình dễ thương ít khi bị đuổi việc và đúng là hay quản lý người khác, họ dường như kém hiệu quả trong việc thương lượng tăng lương, do đó, khẳng định rằng, lợi ích tài chính cơ bản của tính dễ thương là sự sẵn lòng tranh đấu một cách khăng khăng ngang bướng cho những gì muốn có, ngay cả khi điều đó khiến thiên hạ khó chịu.

Tuy thế, tin tốt lành cho các chàng dễ thương xảy đến trong chuyện tình cảm. Tử tế, theo nghiên cứu, là biến đơn nổi bật mà phụ nữ tìm kiếm khi chọn một đối tác ý nghĩa.

Vì vậy, làm người dễ thương không tạo nên sự giàu có được. Song nó giúp ta trong việc yêu thương, luyến ái– điều khiến mình thực sự hạnh phúc hơn một sự tăng lên ngoại lệ trong thu nhập.

Đến đây, trở xuống bên dưới, là trích đoạn khá dài từ cuốn Năng đoạn Kim cương, như lời nhắn nhủ với những ai mong muốn kinh doanh thành công.

Trong phần lớn các trường hợp, những dấu ấn chuyên biệt trong tâm mà bạn cần để tạo ra một kết quả đã định trong đời sống hay trong doanh nghiệp của bạn thì hầu như là cái trái nghịch với những gì mà bản chất con người muốn nêu định.

Chẳng hạn, giả sử công ty của bạn đang đấu tranh trong thương trường, và lưu lượng tiền thu chi đã trở thành một vấn đề. Bản năng tự nhiên của hầu hết mọi người hay mọi công ty trong vị thế này là cắt giảm…

… Những mức độ cắt giảm dần dần này cũng cắt tới tinh thần của xí nghiệp, từ đỉnh xuống đáy, gây ra một sự thiếu chung về nhân đức theo mọi ý nghĩa của từ này:

“Tiền mặt đang bị kẹt, cho nên chúng tôi sắp phải hoãn việc tăng lương cho bạn trong vài tháng”.

“Tại sao tôi lại phải tiếp tục mãi cái công việc này? Họ sẽ vẫn không tăng lương cho tôi mà!”

“Hãy hoãn việc tăng lương lần nữa, chẳng có ai tỏ thái độ gì đâu.”

“Chúng tôi đã cắt giảm các chi phí đến tận xương, nhưng lưu lượng tiền mặt vẫn có vẻ như trở nên tệ hơn.”

Và vân vân. Do đó, cảnh giác với phản ứng tự nhiên của bạn đối với một vấn đề là điều quan trọng; nó có thể chỉ kéo dài sự khó khăn mà thôi.

Ở Tây Tạng, hiện tượng này được gọi là korwa, hay một “hoàn cảnh rối rắm tự kéo dài”. Tiền bạc đang khó khăn trong công ty của bạn cho nên bạn bắt đầu thực hiện các hành động chối từ giúp đỡ những người đang cần; và bạn bắt đầu nói đến những sự cắt giảm; và quan trọng hơn hết, suy nghĩ của chính bạn chuyển từ cái suy nghĩ thuộc sự sáng tạo và tính sáng tạo sang cái suy nghĩ thuộc sự bảo vệ và phòng thủ.

Mỗi hành động này đều gieo những dấu ấn mới trong tâm bạn, những dấu ấn tiêu cực. Mỗi khi bạn từ chối cho tiền bạc hay giúp đỡ những người nhờ cậy vào bạn, bạn gieo một dấu ấn mà sau này sẽ khiến bạn thấy chính bạn và doanh nghiệp của bạn bị từ chối chính tiền bạc và sự giúp đỡ ấy.

Hiện tượng này cứ tăng dần lên do bởi quy tắc thứ hai của các dấu ấn: sức mạnh của chúng lớn lên như thế nào là do chúng ở lại trong tiềm thức lâu dài như thế nào. Thế rồi khi điều này gây nên một làn sóng mới về các vấn đề tài chánh thì bạn phản ứng bằng một thái độ bủn xỉn cũng mạnh hơn, tạo ra một làn sóng thứ ba. Hậu quả tích tập là cái đường xoắn ốc đi xuống mà người ta rất thường thấy trong các công ty đang đấu tranh với khó khăn.

Sự hàm ý rõ ràng về những gì chúng ta đã nói từ trước đến nay là chúng ta phải tránh những cắt giảm và lối suy nghĩ bủn xỉn như là một phản ứng đối với những áp lực tài chánh. Tuy nhiên, điều này cần phải được định tính rõ. Trên kia chúng ta đã bảo rằng có ba cách gieo một dấu ấn: bằng chính những hành động, lời nói và ý nghĩ. Quan trọng nhất, hơn xa những cách này là cách thứ ba; tức là những dấu ấn thâm sâu nhất chỉ được tạo ra bởi các thái độ mà thôi.

Điều chủ yếu là, như một phản ứng đối với các áp lực tài chánh (hoặc của tập đoàn hay cá nhân), trên tất cả, người ta phải tránh một tâm trạng bủn xỉn. Có thể quả thật là không có sẵn tiền để tạo các bổng lộc đã được phân phát trước đây, và bạn có thể phải ngưng các bổng lộc vì ngay bây giờ không có tiền chi cho các bổng lộc ấy, nhưng điều quan trọng là không suy nghĩ gian dối, không đánh mất tính sáng tạo, không đánh mất cái quan điểm thực hào phóng bên trong những giới hạn mới của tình hình tài chánh của bạn.

Nếu bạn xuống tới một tâm trạng gian dối, từ chối với những người khác điều gì bạn thực sự có thể cung cấp được, ngay cả trong tài chánh hiện nay của bạn, thì bạn sẽ tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ mà sau này sẽ ảnh hưởng thực sự đến việc bạn có thể phục hồi lại được hay không.

Còn một điểm quan trọng nữa mà chúng tôi cần nêu ra ngay đây. Chúng ta không ở trong cái hệ thống này của trí tuệ cổ nói về một thái độ có thể tô màu những nhận thức của bạn về tình hình tài chánh của bạn. Đúng hơn, chúng ta nêu ra những chi tiết của một quá trình thực sự xác định cái thực tính xung quanh bạn. Chúng ta không bàn về việc bạn cảm thấy như thế nào về việc xác định thực sự rằng bạn có thể thanh toán các khoản tiền hay không. Cái tiền đề ở đây rất sâu sắc và chưa được xác lập một cách thẳng thắn trong những hệ thống khác về việc vận hành một doanh nghiệp như thế nào: Chính tiền bạc được tạo ra bằng cách duy trì một tâm trạng hào phóng. [Geshe Michael Roach, Nxb. Tôn giáo, 2001, tr. 124- tr.126]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top