Như đã giới thiệu sơ qua, nhiều nghiên cứu khẳng định, buồn chán có thể đem lại lợi lạc.
Các nhà tâm lý đại học Limerick (Ireland) lý thuyết hóa rằng người buồn chán trải nghiệm một sự vô nghĩa thoáng chốc sẽ giục giã họ kiếm tìm mục đích và ý nghĩa đời mình. Theo nghiên cứu, buồn chán có thể tạo cảm hứng hành động vị tha và thấu cảm.
Nhà tâm lý Van Tilburg nói, “Ở trong trạng thái buồn chán có thể là khốn khổ, song cùng lúc đó nó cho mình các lợi lạc của việc cần hỗ trợ“.
Các nhà nghiên cứu ở đại học East Anglia (Anh quốc) phát hiện ra rằng, buồn chán có thể “được nhận thấy như một thứ cảm xúc người chính đáng, chủ yếu để học hỏi và hành động.”
Nghiên cứu của họ khẳng định, bộ não thi thoảng có những hòa điệu với thế giới bên ngoài để khơi dậy những tinh túy sáng tạo của chúng ta.
Buồn chán có thể ít thuộc về trạng thái thiếu vắng sự kích thích và nhiều hơn của việc lẩn tránh các cảm xúc không ưng ý. Nhà tâm lý John Eastwood khuyên chúng ta đừng nên tìm kiếm sự xao nhãng, bởi “Tựa cái bẫy cát lún, sự vùng vẫy quẫy đạp cố bám víu vào nỗi buồn chỉ tổ càng làm chúng ta xa lạ với ham muốn và đam mê của chính mình– các điểm hồi quy này mới hứa hẹn thỏa mãn đời ta.”
Tâm lý gia này cho rằng, buồn chán có thể thực sự giúp chúng ta “khám phá khả năng và dung lượng những ham muốn của chính mình.”
Buồn chán có thể dẫn tới chiều kích hiện sinh, song khi tìm thấy ý nghĩa trong đời chúng ta làm tăng giá trị bối cảnh thêm lên cho các họat động mình tiến hành.
Theo điệu Thiền hay nói rằng, ‘trước khi giác ngộ thì thấy núi là núi, sông là sông… Sau khi giác ngộ lại thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông’. Một nhiệm vụ dường như tự thân chẳng mang mấy ý nghĩa, song giữa bối cảnh của một đời sống ý nghĩa thì nó đầy ắp các triển vọng, khả năng.
Nỗi buồn chán của chúng ta có thể đưa lại một cơ hội tuyệt vời để chuyển sự chú ý vào nội tâm và phản ánh đời sống của chính mình. Chúng ta có thể kháng cự lại thôi thúc, thu hút của vẻ mới lạ và sự xao nhãng.
Khi chúng ta thực sự có mặt trong từng khoảnh khắc, chúng ta hiện diện với tâm thế yên bình. Từ đó, chúng ta có thể nhìn sâu vào các vấn đề nảy sinh một cách khách quan. Các giải pháp bừng nở mà chúng ta không hề để ý trước đây. Các ý tưởng sáng tạo được đánh thức, và chúng ta thậm chí trở nên phấn khích về một dự án mới mẻ.
Độc giả rốt cục đã học hỏi được gì từ sự buồn chán? Liệu bạn sẽ chóng tìm thấy các cách thức để làm khuây khỏa, vơi bớt sự buồn chán hay dành thời gian để ở yên với chính bản thân mình trong khoảnh khắc đó?
Các phản hồi của bạn đọc tạo nên một sự khác biệt cho tất cả mọi người chúng ta.