Liệu những người ương bướng sẽ thực sự chiến thắng?
Theo chuyên gia Steven Pinker, có thể lý do nằm ở chỗ mỗi lần họ dùng cách tiếp cận xung hấn (aggresive) thì nó đều mang lại tác dụng.
Nhà tâm lý học của trường Harvard– nổi tiếng bởi tuyên bố ‘ngôn ngữ nhân loại là sự thích nghi mang tính tiến hóa’– đoan chắc rằng, phương hướng hay nhất để đạt được điều mình muốn là làm người ương bướng (stubborn), và thậm chí phi lý (irrational) nữa.
Lời khuyên trái hẳn với trực giác này dựa trên quan sát, khi mình tri nhận chẳng có gì để mất cả thì đối thủ cạnh tranh sẽ càng thích nỗ lực để chiến thắng ta.
Tương tự cũng là sự thật nếu mình thừa trình độ thuyết phục đối tượng đang thương thảo tin là mình hết khả năng xoay sở rồi. Chẳng hạn, lần tới mình đi mua xe ô tô thì hãy thử bảo với người môi giới bán hàng rằng mình rất thích song ngân hàng không cho vay quá $10.000, hoặc $20.000 (giá mình muốn trả). Đặt để giới hạn sẽ khiến người bán hàng dễ nghiêng theo đang chiều hạ giá xuống…
“Con người làm những điều dường như ương bướng rất phi lý,” nhà tâm lý Pinker– chịu ảnh hưởng tư tưởng của chiến lược gia Thomas C. Schelling, chuyên sâu kiểu Machiavelliainism về sự mặc cả và hành vi con người– giải thích. “Họ thề nguyền sống chết hết lòng tận tâm với bạn bè. Họ đấu súng tay đôi hoặc ăn miếng trả miếng nếu bị xúc phạm… Đây là ví dụ chứng tỏ có thể người nóng nảy (hothead) không phải là kẻ phi lý trong một vài khía cạnh, lĩnh vực của đời sống. Người nóng nảy là kẻ chiến thắng.”
Dĩ nhiên, vấn đề nảy sinh từ cách tiếp cận, là ai đó có thể gợi khiến mình lừa gạt họ. Điều này mang nghĩa, mình chỉ nên sử dụng nó– theo lời Pinker– khi mình thấy thoải mái theo sau, hoặc đang dạo bộ cách xa chiếc xe– tiếp tục câu chuyện bên trên.
“Họ không thể khiến ta nói lời lừa gạt nếu nó không phải là lời lừa gạt,” Pinker phân tích. “Thường là lý thuyết trò chơi. Chưa từng nhà tâm lý học nào thông thạo chuyện đó, song có thể nó đưa ra lời giải thích tại sao quá nhiều cảm xúc của chúng ta lại đam mê và phi lý đến vậy. Cơ chừng có một phương pháp ẩn dưới sự điên khùng (madness), và ai đó khác– tôi nghĩ, không phải nhà tâm lý– đã đủ sức mở khóa bí mật về sự phi lý và niềm đam mê của con người.”
Cũng cần minh định rõ thêm cho những quan sát của Thomas Schelling. Rằng không chỉ đe dọa mất quyền kiểm soát, hoặc thiếu hụt các lựa chọn khiến mình thương thảo quyền lực– ta nhất thiết phải làm cho người khác cảm thấy ngộ nhỡ điều tồi tệ nhất có xảy đến thì do lỗi của họ; họ khiến mình phải làm thế.