Tốt hơn là lựa chọn con đường trở về nhà

Bài Bỗng dưng muốn… đi tu khá háo hức; từ ý tưởng của người viết cho tới cái điệu trả lời của các nhân vật được chọn phỏng vấn đều toát lên khao khát tinh tấn, tạo cho người đọc cảm giác rằng họ sắp thành tựu đến nơi và rằng, ‘tu thiền’ là cách thức thật vô cùng hiệu nghiệm.

“Từ khi tu thiền, mình đã có chánh niệm, có định và tuệ. Chánh niệm thì mình không còn dựa vào ai, không chấp vào ai, vào bất cứ cái gì nữa thì sẽ có định rồi có tuệ. Vì vậy, lúc nào mình cũng thấy thoải mái thì sẽ tự tin và an ổn hơn” – chị Nguyễn Thị Hòa (Đoàn TNPT chùa Đình Quán) nhấn mạnh.

Tìm lại cái tâm bản nhiên chợt đã bị lãng quên, đánh mất…

Thường cốt tủy của việc tu tập là học hạnh buông bỏ. Tự hỏi, sau những hứng thú buổi đầu, liệu đối tượng hành trì sẽ không hề bám chấp do thôi thúc ngấm ngầm mong muốn sống lại thứ cảm giác từng đem tới sự phấn khích?

Đích thị, lần nữa, trơ trọi vấn nạn trần trụi: rốt cục, có gì hay trong khoảnh khắc hiện tại này nào?

0 thoughts on “Tốt hơn là lựa chọn con đường trở về nhà”

    1. Đây là bài báo để tác giả dựa vào mà chuyển ngữ rồi dùng nhan đề nêu trên.

      Cả nguồn tuyên bố và nghiên cứu gốc không hề khẳng định hoàn toàn như thế. Theo đó, nhóm khoa học gia Thụy Điển cho rằng ‘quan hệ mới có tác động lớn tới sức khỏe tâm thần của người góa vợ‘, dựa trên nghiên cứu dài hơi lần đầu tiên họ tiến hành về nguy cơ sức khỏe tâm thần tồi tệ lâu dài với các đối tượng có vợ đã mất vì ung thư; cụ thể, họ thấy ‘đàn ông góa vợ nào tìm được một người phối ngẫu mới sau khi vợ mất tầm 4- 5 năm thì đã giải quyết khá ổn thỏa nỗi đau mất mát‘…

      Đọc kết quả nghiên cứu và các bài báo giới thiệu, có thể nghĩ tới đề nghị các đối tượng góa vợ nên làm lượng giá (cả thể lý lẫn tâm thần) tại thời điểm bạn đời mất chăng?

      Cũng có thể nghĩ tới sự xuất hiện vai trò của văn hóa. E là nơi xứ Tây, việc tục huyền dễ dàng được chấp nhận hơn Việt Nam, phương Đông? Và ai biết đâu, nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi “đập cổ kính ra tìm lấy bóng– xếp tàn y lại để dành hơi” của gã đàn ông góa vợ thủy chung ‘gàn dở’ có thể khiến họ khó tìm người thay thế và/ hoặc quyết tâm cứ sống âm thầm như thế suốt trọn đời còn lại (khiến nảy sinh vấn đề về sức khỏe tâm thần)?

      Thậm chí, mình có thể lan man sang chuyện là sự kiện ai đó góa vợ tìm kiếm người phối ngẫu mới liệu đấy đúng ra là hệ quả chứ không phải là nguyên nhân của sức khỏe thể lý hoặc tâm thần tốt lành?

      1. Không biết cách hiểu của cháu có đúng không? Cháu hiểu là nếu đàn ông góa vợ mà không lấy vợ thì nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần sẽ cao hơn, nhưng các rối loạn gia tăng đó là do nỗi đau mất mát do sự ra đi của người vợ đầu… Cám ơn chú đã giải đáp.

        P/S: Mẹ cháu (góa chồng) bảo là nếu có người đàn ông đứng đắn thì bà ấy sẽ lấy để vui tuổi già, nhưng khả năng ấy là rất thấp (khả năng có người đàn ông tốt bụng và hợp hoàn cảnh là rất thấp) nên không có ý định tìm kiếm ai cả.

  1. Cac roi loan gia tang khong do viec ” ra di cua nguoi vo” ma do cach xu li su kien nguoi vo ra di. Cach xu li bi mot phan anh huong boi moi truong song va van hoa cua nguoi chong.

    Xay dung y tuong rang khong co dan ong tot ( me ban )co the bat dau tu cam giac bat luc, mot phan do rao can cua xa hoi va cam giac so hai ve them mot su thay doi cuoc song, hoac vien canh phai chia tay nguoi chong lan thu 2.

    Voi tu cach la mot nguoi con, e rang ban da vuot qua bien gioi cua moi quan he voi me.

    Xin loi anh Ngo Toan, toi xin chia se voi ban mot cach tao bao nhung suy nghi khong sat thuc.

    1. Các rối loạn gia tăng không do việc “ra đi của người vợ”mà do cách xử lí sự kiện người vợ ra đi. Cách xử lí bị một phần ảnh hưởng bởi môi trường sống và văn hóa của người chồng.

      Xây dựng ý tưởng rằng không có đàn ông tốt (mẹ bạn) có thể bắt đầu từ cảm giác bất lực, một phần do rào cản của xã hội và cảm giác sợ hãi về thêm một sự thay đổi cuộc sống, hoặc viễn cảnh phải chia tay người chồng lần thứ hai.

      Với tư cách là một người con, e rằng bạn đã vượt qua biên giới của mối quan hệ với mẹ.

      Xin lỗi anh Ngô Toàn, tôi xin chia sẻ với bạn một cách táo bạo những suy nghĩ không sát thực.

      ————————————————————
      Wow, thật bất ngờ và thú vị trước những suy tư có căn cứ khá cụ thể và trăn trở hơi bề thế của độc giả Tn.

      Ít nhiều những chia sẻ của (chị?) Tn gợi nhớ vài ba khái niệm hấp dẫn trong trị liệu và tham vấn tâm lý: gắn bó, mối quan hệ mẹ-con, ranh giới, truyền thừa, gia đạo, sự thân mật, bản sắc,…

      @ Zozo: Cám ơn lần nữa vì tất cả những tỏ bày,

Leave a Reply to zozo Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top